Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Video ăn bọ sống ở rừng núi gây xôn xao

Ngoài sâu bọ, kênh video này còn ăn sống nhiều loại động vật khác như cua, lươn, ấu trùng, thậm chí là phân dê. Một trong số này là món ăn truyền thống của dân bản xứ.

Ngày 14/8, một fanpage lớn ở Việt Nam đăng tải video ăn sâu bọ sống thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. “Món chính” của bữa tiệc trong video là loài bọ gai.

Không cần qua chế biến, những con bọ này được thả cho bò lổm ngổm trong ống nứa chứa nước mắm ớt. Các nhân vật trong video lần lượt bắt và ăn sống những con bọ. “Kinh dị, gì cũng bỏ vào miệng ăn được cả”, tài khoản Facebook Tuan Thanh bình luận.

an sau bo cau view anh 1
Bọ gai được chấm với nước mắm ớt và ăn sống. Ảnh cắt từ clip.

Chính điều này khiến đoạn video thu hút sự chú ý từ cộng đồng mạng. Chỉ trong 5 ngày, video này thu hút gần 3 triệu lượt xem, 30.000 lượt tương tác, 10.000 bình luận và 14.000 lượt chia sẻ.

Đa phần ý kiến cho rằng các nhân vật trong video có thể ăn bất kỳ thứ gì “động đậy”. “Có cảm giác bộ máy tiêu hóa của những người này bằng sắt thép”, tài khoản Facebook Vương Bùi nhận xét.

"Con này ăn được nhưng không ai lại đi ăn sống cả. Chả ngon lành gì. Chắc làm để câu view thôi", tài khoản Facebook Anh Tuấn bình luận dưới video.

Video ăn sâu bọ sống gây xôn xao cộng đồng mạng Sau 5 ngày đăng tải, video này nhận được gần 3 triệu lượt xem và hàng chục nghìn tương tác.

Ngoài sâu bọ, fanpage này còn có những video trải nghiệm ẩm thực những món kinh dị không kém như sâu cây thông, ấu trùng chuồn chuồn, cua, lươn… Các loại động vật trên đều không được chủ video chế biến mà chỉ ăn sống với các loại nước chấm.

“Ăn vậy rồi bị nhiễm ký sinh thì đổ lỗi cho mấy cô bán thịt heo, thịt bò. Thời đại này ngay cả không khí còn ô nhiễm huống chi bọ rừng. Ăn chín uống sôi cho lành các bác ạ. Thay vì các bác ăn sống sao các bác ko thử chiên bơ hay nướng thì nhìn dễ nuốt hơn”, tài khoản Facebook Trương Hoàng Oanh nhận xét.

Ngoài trang Facebook, những video này cũng được đăng tải trên kênh YouTube cùng tên. Kênh này hiện có gần 500.000 lượt đăng ký.

Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng món ăn có phân dê non là "pịa", tên gọi của một món ăn truyền thống người bản xứ. 

an sau bo cau view anh 2
Ngoài sâu bọ, các loại động vật khác như cua, lươn, trùng cũng được kênh này ăn sống. Ảnh cắt từ clip.

Nhiều bình luận của người xem gợi ý cho “nhà sáng tạo nội dung” thử ăn những món khác như lá ngón, phân, sâu bọ có độc… Những lời thử thách này tưởng chừng vui đùa nhưng nhiều chủ kênh, trang đã cố thực hiện nhằm thu hút người xem. Tuy vậy, những video ăn lá ngón chỉ là đóng giả bởi đây là loại thực vật cực độc.

Đây không phải lần đầu tiên các "nhà sáng tạo nội dung" đăng tải những video có nội dung ăn tất cả mọi thứ như vậy. Thậm chí nó còn là một trào lưu không chỉ ở Việt Nam.

Theo tờ Mail Online, ngày 20/7, một streamer Trung Quốc vì áp lực tương tác đã ăn rết, tắc kè, giun. Sau đó, streamer này đã thiệt mạng tại một căn hộ ở thành phố Hợp Phì (An Huy, Trung Quốc).

an sau bo cau view anh 3
Năm 2018, YouTuber Hậu Cáo đã nướng sống một con mèo để làm video. Ảnh cắt từ clip.

Trước đó, ngày 5/3, kênh YouTube Ẩm thực Tam Mao đăng tải video làm thịt một con chim được cho là diều hoa Miến Điện - giống chim quý bị cấm săn bắt.

Tháng 12/2018, cộng đồng mạng trong nước từng chỉ trích mạnh mẽ video ăn thịt mèo của kênh YouTube Hậu Cáo TV. YouTuber này đã nướng sống và ăn một con mèo. Năm 2017, trào lưu video “chấm tất cả mọi thứ với…” cũng khiến dư luận bất bình khi một số YouTuber dùng loại nước giả làm phân.

Năm 2016, để có thêm tương tác cho kênh, YouTuber Thành Nam còn làm video ăn mỳ trong bồn cầu, kéo theo trào lưu "bất chấp để được lên trending" ở Việt Nam dựa vào những nội dung giật gân, gây sốc và có tiềm ẩn nhiều nguy cơ chứ không xuất phát từ những video có nội dung chất lượng.

“Làm những video trải nghiệm cuộc sống hoang dã, tự nhiên là tốt. Tuy vậy, vì lượt xem mà ăn mọi thứ như vậy thì lợi bất cập hại. Trong thực tế, người đồng bào Tây Bắc có ăn các loại côn trùng này nhưng không ăn sống”, Đăng Khoa, người làm YouTube nhiều năm chia sẻ kinh nghiệm.

YouTuber VN hành hạ rắn sách đỏ gây xôn xao

Nọc độc được tiêm bằng xi lanh vào hai con rắn để "thí nghiệm" xem loài nào mạnh hơn. Đây là hành động vi phạm chính sách YouTube.




Ngọc Truyện

Bạn có thể quan tâm