Hàng hết “date”, hàng “fake” đề mác thương hiệu nổi tiếng
Chỉ cần đánh từ khóa: ví da, dây lưng, giày lập tức sẽ hiện ra cho bạn hàng vài trăm nghìn kết quả liên quan đến rao bán, quảng cáo, khuyến mại 50%... khiến người xem không thể không “click”.
Không chỉ quảng cáo rầm rộ trên mạng, các mặt hàng ví da, giày, thắt lưng được bài bán ở hầu hết các chợ Nghĩa Tân, Nhà Xanh, Cầu Giấy, Ngã Tư Sở…. rồi tuyến đường cầu Diễn, Nhổn, Nguyễn Xiển, dọc sông Tô Lịch. Điều đáng nói, các sản phẩm trên “nhái” tên của thương hiệu nổi tiếng: GUCCI, Chanel, Louis Vuitton, LV, XL…
Ví , thắt lưng, giày giả da tràn lan vỉa hè. |
Nếu như các thương hiệu có tiếng tăm trên, khách hàng muốn sở hữu phải bỏ ra một số tiền khủng từ vài triệu đến vài trăm triệu cho một sản phẩm. Nhưng đến với cửa hàng tự phát, bên vỉa hè, khách hàng không còn phải băn khoăn về giá cả. Họ chỉ cần bỏ số tiền từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng là có thể sở hữu được ngay một chiếc túi hoặc đôi giày mang thương hiệu nổi tiếng hợp thời trang. Người mua được tự do lựa chọn với sự tư vấn nhiệt tình, cẩn thận, chu đáo của người bạn về size, màu sắc, tuổi tác. Thậm chí người bán còn hỏi bạn thuộc mệnh gì để chọn màu cho hợp tuổi.
"Hàng hiệu" giá rẻ thường đi đôi với chất lượng tồi. |
“Anh có dám bỏ ra vài triệu để mua chiếc ví GUCCI thật không, đây em bán có 100.000/đồng vừa rẻ, hợp túi tiền của anh, mà còn oai”, ông chủ “siêu thị giày” dọc sông Tô Lịch mời chào khách.
Hình dáng, mẫu mã, màu sắc mặc dù được nhái giống như thật nhưng nếu người mua để ý kỹ, sờ vào sản phẩm thì sẽ thấy hàng giả da trơn, mịn, bóng hơn so với đồ thật. Vì nếu là da thật thường xù xì, thô ráp, xỉn màu, càng dùng càng mềm.
Của rẻ là của ôi!
Khách hàng rất dễ bắt gặp biển quảng cáo kiểu “giày dép da xịn một giá 160k”, “ví da siêu giảm giá 35k - 65k”, “giày cá sấu, giày da bò”…ở hầu hết các chợ, vỉa hè. Tuyệt nhiên, những biển “treo đầu dê bán thịt chó” này khá hút người xem. Đặc biệt vào giờ tan tầm, buổi tối, có rất đông người la cà để thử, hỏi giá.
Có lẽ người tiêu dùng, với tâm lý tiền ít dùng tạm nên không mấy quan tâm đến xuất xứ của những mặt hàng này. Theo quan sát, đa số hàng “fake” đều có xuất xứ không rõ ràng, không đề ngày, cơ sở sản xuất. Mặc dù nhái hình dáng, mẫu mã giống nhưng chất lượng của sản phẩm này thì không ai dám đảm bảo. Nhìn thoáng qua, sản phẩm đẹp, bóng, nhưng nếu đi gần lại, bạn sẽ ngửi thấy mùi khó chịu - mùi của hóa chất.
Những chiêu quảng cáo giảm giá để thu hút khách hàng. |
Đối với giày giả da, các mép đều hở, lộ màu keo dán, bên trong lót giày được dán tạm bợ, sực mùi hóa chất khó chịu. Với ví da, thắt lưng chỉ cần bạn gập qua gập lại vài lần, da giả bị xô, bong tróc, có dấu hiệu gãy đôi.Mặc dù, mặt hàng ví da, thắt lưng, túi sách “dởm” được các bạn sinh viên, người có thu nhập thấp, công nhân khá ưa chuộng. Bởi vì nó vừa tiền, phù hợp với tình hình kinh kế, tài chính của họ.
Tuy nhiên, nhiều người cũng được phen hú hồn vì chắc lượng “hàng mã”. Bạn Trần Thanh (SV Học viện Tài Chính - HN) bực tức nói: “Hôm trước mua được đôi giày ở chợ Nhà Xanh, giá 150.000 đồng. Mới đi được 2 buổi mà đã bị há mõm, lớp da bên ngoài có dấu hiệu bị nổ, bong tróc. Dùng si đánh thì lớp da bị lở, bong tróc càng nhiều. Đúng là vứt tiền qua cửa sổ”.
Rất dễ dàng để nhận biết đâu là hàng thật, đâu là hàng giả. |
Không chỉ riêng trường hợp của bạn Ánh, mà rất nhiều khách mua hàng than phiền, la trời vì chất lượng của hàng “fake”. Bảo, sinh viên ĐH SPKT Hưng Yên chia sẻ: “Dành dụm tiền vài tháng mới dám đầu tư mua cái ví, đựng tiền. Dùng mới được vài hôm, đút túi quần mà các mép ví đã rách, xấu không dám dùng”.
Rõ ràng, người mua nên thận trọng đối với các sản phẩm ví da, giày, thắt lưng vỉa hè, bởi vì chất lượng của nó không tương xứng với số tiền mà chúng ta bỏ ra. Người mua phải cân nhắc, thà mua một món đồ đắt tiền có chất lượng còn hơn là mua đồ rẻ để rước bực mình vào người.