Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao trend nhìn lại năm xưa, ngày ấy bây giờ luôn hot?

Việc chia sẻ và xem lại hình ảnh cũ trên mạng giúp con người kích hoạt cảm xúc tích cực như vui vẻ, yêu đời, thích thú. Điều này cũng cải thiện trí nhớ và các mối quan hệ.

Đăng lên trang cá nhân 2 bức ảnh của bản thân cùng lúc, chụp năm 2009 và 10 năm sau đó, nhằm so sánh sự thay đổi sau một thập kỷ. Đó là cách dân mạng tham gia “thử thách 10 năm” (10-Year Challenge) từng nổi đình đám vào đầu năm 2019, theo HITC.

Trào lưu này trở lại mỗi năm sau đó với những tên gọi khác nhau. Về cơ bản, chúng đều tập trung vào nhìn lại năm xưa và cho thấy sự thay đổi giữa ngày ấy - bây giờ.

Thước đo sự lão hóa

Theo Vox, giống như nhiều trend khác trên mạng, “thử thách 10 năm” hot vì nhiều người coi đây là cái cớ để khoe ảnh của chính mình. Về cốt lõi, đây là trào lưu lành mạnh, được xã hội chấp nhận để cho thấy sự thay đổi về ngoại hình, danh tiếng, học vấn, tình trạng hôn nhân hay tài chính.

Thực tế, trước “thử thách 10 năm”, dân mạng đã thường đăng ảnh nhìn lại năm xưa hoặc so sánh quá khứ - hiện tại.

Tuy nhiên, đối với nhiều người, các trend kiểu này tạo ra những thách thức thực tế, rằng sự lão hóa xảy đến với tất cả, ai rồi cũng phải già đi. Những người chuyển giới cũng có nguy cơ bị lấy ảnh trước - sau khi thay đổi ngoại hình để trở thành phương tiện quấy rối, theo Daily Dot.

Theo The New York Times, những bức ảnh ngày ấy - bây giờ trở thành thước đo về sự lão hóa, cách định nghĩa vẻ đẹp, thậm chí là ý nghĩa của việc sống có mục đích.

Kevin LaBar, Phó giám đốc tại Trung tâm Khoa học Thần kinh Nhận thức của Đại học Duke (Mỹ), cho rằng có 2 mục đích chính khiến nhiều người tham gia trend này là “thách thức tuổi tác” hoặc “kỷ niệm sự già đi”.

Vi sao trend ngay ay bay gio luon hot anh 3

Nhiều ngôi sao nổi tiếng thế giới tham gia “thử thách 10 năm”. Ảnh: @nickiminaj.

“Thử thách vốn dĩ dựa trên niềm tin của xã hội rằng tuổi trẻ là tiêu chuẩn vàng. Nếu trông trẻ trung hơn 10 năm trước, chúng ta sẽ được xã hội đánh giá cao và đang ‘già đi thành công’. Nếu xuống sắc, chúng ta bị coi là thất bại hoặc ảnh hưởng nặng nề”, Amy Gorely, Giám đốc tại cộng đồng hưu trí Carolina Meadows, cho biết.

TS Vivienne Lewis, nhà tâm lý học lâm sàng chuyên về hình ảnh cơ thể, lo ngại việc so sánh hiện tại với 10 năm trước có thể khiến con người cảm thấy tuyệt vọng, bất lực, chán nản và lo lắng. Những người không bắt trend có thể phải vật lộn với bệnh tật, ly hôn, sự ra đi của người thân hoặc thay đổi khi già đi như tăng cân, rụng tóc, có nếp nhăn, da chảy xệ.

Tuy nhiên, Lewis cũng nhìn thấy sự tích cực. Một số người tham gia thử thách để đánh dấu những bước chuyển lớn trong cuộc đời như đánh bại ung thư, vượt qua chấn thương, tốt nghiệp đại học.

“Trong những trường hợp này, thử thách được sử dụng như phương tiện để tự hiện thực hóa, khẳng định bản thân và bày tỏ niềm tự hào”, bà nói.

Tăng cảm giác hạnh phúc

Một trong những niềm vui của cuộc sống hiện đại là sự hưng phấn mỗi khi nhận được lượt thích trên mạng xã hội. Sự công nhận này khiến con người yên tâm rằng họ hấp dẫn, thành công, hoặc đang sống tốt, theo Metro UK.

Bên cạnh đó, việc chia sẻ những khoảnh khắc trong cuộc sống lên mạng giúp con người cảm thấy được kết nối và tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Điều này thể hiện rõ hơn trong thời gian phong tỏa vì đại dịch Covid-19 với sự gia tăng của các bài đăng #throwback (nhìn lại năm xưa) hay những bức ảnh hoài niệm.

Nghiên cứu do công ty Cewe (Vương quốc Anh) thực hiện năm 2020 phát hiện rằng việc xem lại hình ảnh cũ khiến 56% người tham gia khảo sát cảm thấy hạnh phúc, 30% thư thái hơn. Trên thực tế, họ nhận thấy việc nhìn lại năm xưa giúp thư giãn hơn đáng kể so với thiền hoặc nghe podcast.

Aoife, nhà văn ở thành phố Bristol, đồng ý rằng có điều gì đó xúc động khi xem lại những bức ảnh cũ. Điều này giúp cô ấy cảm thấy lạc quan về tương lai trong thời gian đại dịch ảm đạm.

Chuyên gia tư vấn PR Helen cũng cho biết cô mỉm cười mỗi khi trông thấy những khoảnh khắc hoài niệm.

Vi sao trend ngay ay bay gio luon hot anh 4

Việc chia sẻ hình ảnh ngày ấy - bây giờ khiến nhiều người cảm thấy hạnh phúc. Ảnh: @skevin87.

Nhà tâm lý học hành vi Jo Hemmings cho biết việc nhìn lại những bức ảnh cũ có thể là hình thức chăm sóc bản thân hiệu quả.

“Dành thời gian để nhìn lại những kỷ niệm quý giá rất có lợi cho sức khỏe. Các nghiên cứu chỉ ra rằng điều này không chỉ giúp cải thiện mối quan hệ với gia đình và bạn bè, mà còn kích hoạt những cảm xúc tích cực như vui vẻ, yêu đời, thích thú, đồng thời tăng cường trí nhớ cũng như cảm giác hạnh phúc nói chung”.

Jo nói thêm rằng việc hồi tưởng khoảng thời gian hạnh phúc và giây phút đặc biệt sẽ tạo ra “bong bóng cảm xúc”. Sự kết hợp của các cảm xúc sẽ kích thích oxytocin, hormone thúc đẩy cảm giác yêu thương và gắn kết, cũng như tăng cường trí nhớ xã hội trong não bộ.

“Ngay cả khi nhìn lại những kỷ niệm có thể không bao giờ được tái tạo hoặc khiến chúng ta u sầu vẫn được chứng minh là có tác động tích cực tổng thể đến hạnh phúc”, bà nói.

Chuyên gia truyền thông xã hội Sara Tasker nói rằng sự phát triển của trào lưu nhìn lại năm xưa hay ngày ấy - bây giờ cũng là lời nhắc nhở về những gì đã trải qua và lòng biết ơn trong cuộc sống.

Vì sao mô-típ trai giàu yêu gái nghèo luôn hot?

Câu chuyện “Lọ Lem và hoàng tử” nổi tiếng vì thu hút sự chú ý vào những phụ nữ nghèo, vẻ ngoài giản dị, địa vị xã hội thấp nhưng vẫn giành được trái tim người đàn ông ưu tú.

Nguoi tre Nhat Ban co don hinh anh

Người trẻ Nhật Bản cô đơn

0

Mất người thân vì Covid-19, lo sợ dịch bệnh, chưa thể làm quen với môi trường học tập, làm việc trong dịch khiến người trẻ xứ hoa anh đào trở nên áp lực, khó kết nối với bạn bè.

Thiên Nhi

Bạn có thể quan tâm