Tất nhiên, đấy là không tính những xử lý bằng phần mềm mà nhiều nhà sản xuất đưa vào các chiếc smartphone của mình. Điều này xuất phát từ sự khác biệt về mặt vật lý giữa smartphone và những chiếc máy ảnh chuyên dụng, to lớn hơn.
Việc chụp những bức ảnh "có chủ thể sắc nét nhưng phần hậu cạnh lại bị mờ đi" với smartphone gần như là hoàn toàn bất khả thi. |
Tại sao các nhiếp ảnh gia lại muốn có những bức ảnh "xóa phông"?
Một trong những điểm nổi bật của nhiếp ảnh chất lượng cao là hậu cảnh mờ, đi kèm cùng với "bokeh" tuyệt vời. Đây là một từ hoa mỹ nhằm mô tả chất lượng của độ mờ. Bạn sẽ đặc biệt thấy nó trong các bức ảnh thể thao và chân dung tuyệt vời, cũng như trong những hình ảnh đám cưới, đường phố hoặc nhiều video nghệ thuật trên YouTube.
Mặc dù "xóa phông" là thứ thường gặp trong một số loại nhiếp ảnh, nhưng nó lại là một sự đánh đổi được chấp nhận, hơn là một hiệu ứng mong muốn. Với một số thiết lập, các nhiếp ảnh gia không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận có nền mờ và sẽ cố gắng hết sức để làm cho nó ít mờ nhất có thể.
Trong chụp ảnh thế thao, xóa phông có thể là một cách tốt để tách vận động viên ra khỏi đám đông. Tuy nhiên, tốc độ màn trập nhanh cần thiết để "đóng băng" chuyển động cùng các ống kính dài phải sử dụng là những yếu tố buộc các nhiếp ảnh gia thể thao sử dụng khẩu độ lớn, tạo ra hiệu ứng mờ hậu cảnh. Trên thực tế, họ quan tâm nhiều hơn đến hành động đang chụp lại thay vì có được một hậu cảnh mờ ảo.
Trong chụp ảnh macro và phong cảnh, điều này thậm chí còn tồi tệ hơn. Do các nhiếp ảnh gia chụp macro thường phải tiếp cận rất gần với chủ thể, thế nên, họ không thể lấy nét toàn bộ. Hãy tưởng tượng, bạn đang cố gắng chụp ảnh một con chuồn chuồn. Kết quả là bạn chỉ có thể lấy nét được đôi mắt của nó.
Trong chụp ảnh macro và phong cảnh, điều này thậm chí còn tồi tệ hơn. Do các nhiếp ảnh gia chụp macro thường phải tiếp cận rất gần với chủ thể, thế nên, họ không thể lấy nét toàn bộ ảnh. |
Mặt khác, các nhiếp ảnh gia phong cảnh thường muốn mọi thứ trong ảnh phải nét, từ vài centimet phía trước máy ảnh cho đến đường chân trời, vốn rất khó nhọc đối với bất kỳ bộ máy ảnh nào. Đây là lý do tại sao cả 2 loại nhiếp ảnh đôi khi yêu cầu đến focus stacking.
Focus stacking là một kỹ thuật chụp ảnh, trong đó một số ảnh được lấy nét ở những vị trí khác nhau sẽ được chồng lên nhau. Các nhiếp ảnh gia thể loại này phải rất cố gắng để tránh tình trạng mờ hậu cảnh, thế nên, họ phải thực hiện thêm những bước bổ sung sau đó.
Độ sâu trường ảnh (DoF) và độ mờ
Độ sâu trường ảnh là lượng mặt phẳng tiêu điểm có độ sắc nét ở mức chấp nhận được đối với người xem. Nó là yếu tố xác định nội dung đang trong hay ngoài vùng lấy nét trong một bức ảnh.
Độ sâu trường ảnh là lượng mặt phẳng tiêu điểm có độ sắc nét ở mức chấp nhận được đối với người xem. |
Trong một bức ảnh có độ sâu trường ảnh nông, chỉ khoảng 2,5-5 cm mặt phẳng tiêu điểm được lấy nét. Trong bức ảnh chân dung phía trên bên trái, nó thực sự chỉ là đôi mắt của mẫu. Trong hình ảnh có độ sâu trường ảnh lớn, hầu hết mọi thứ đều được lấy nét.
Điều này đúng với ảnh chụp người trượt tuyến ở trên: mọi thứ đều nằm trong vùng nét, từ tuyết ở tiền cảnh, người trượt tuyết ở giữa đến những ngọn núi ở hậu cảnh.
Độ sâu trường ảnh được xác định bởi tiêu cự của ống kính, khẩu độ đã thiết lập, khoảng cách từ máy ảnh đến chủ thể cùng kích thước cảm biến máy ảnh.
Khẩu độ có tác dụng đơn giản và trực quan nhất. Khẩu độ càng lớn, độ sâu trường ảnh càng nông. Khẩu độ càng hẹp, độ sâu trường ảnh càng sâu. Nó độc lập với tất cả những biến số khác.
Khẩu độ có tác dụng đơn giản và trực quan nhất. Khẩu độ càng lớn, độ sâu trường ảnh càng nông. Khẩu độ càng hẹp, độ sâu trường ảnh càng sâu. |
Và nếu giữ nguyên cùng 1 khẩu độ, quy tắc chung là: đối tượng xuất hiện trong khung hình càng lớn thì độ sâu trường ảnh sẽ càng nhỏ. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách đứng gần đối tượng hơn (chẳng hạn như chụp macro) hoặc sử dụng ống kính tele (ví dụ như chụp ảnh thể thao).
Hai ảnh được chụp ở cùng 1 khẩu độ, trong đó đối tượng có cùng kích thước, sẽ mang đến độ sâu trường ảnh tương tự nhau, bất kế tiêu cự ống kính là bao nhiêu.
Khi chủ thể cách xa chúng ta, f/1.8 cũng có thể đảm bảo mọi thứ được sắc nét. |
Mọi thứ sẽ hơi khó hiểu khi nói đến kích thước cảm biến. Cảm biến nhỏ hơn sẽ giảm trường nhìn của ảnh và làm cho chủ thể có vẻ lớn hơn, kéo độ sâu trường ảnh giảm xuống. Tuy nhiên, việc thay đổi tiêu cự để giữ cho đối tượng có cùng kích thước trong khung hình sẽ giảm độ sâu trường ảnh, hoặc cũng có thể tăng nó, phụ thuộc vào việc tăng hay giảm tiêu cự.
Nó phức tạp và phản trực quan, nhưng điều quan trọng cần nhớ, ảnh chụp bằng cảm biến nhỏ hơn sẽ có độ sâu trường ảnh hơn (và ít bị mờ hơn) so với một hình ảnh tương tự được chụp từ cảm biến lớn hơn.
Trên iPhone 11 Pro, nó có 3 camera. |
Tại sao chiếc smartphone của bạn không thể làm mờ hậu cảnh?
Trên iPhone 11 Pro, nó có 3 camera, bao gồm:
- Một ống kính 13 mm, khẩu độ f/2.4 cố định, góc siêu rộng.
- Một ống kính 26 mm, khẩu độ f/1.8 cố định, góc rộng.
- Một ống kính 52 mm, khẩu độ f/2.0 cố định, tele.
Tuy nhiên, đáng tiếc rằng, những tiêu cự đó đều là giả tạo, chí ít là chúng cực kỳ dễ gây hiểu lầm. Với 52 mm f/2.0, bạn sẽ dễ dàng "xóa phông". Vậy tại sao lại như vậy?
Thực tế, đây chỉ là những tiêu cự đã quy đổi sang tương đương Full Frame 35 mm. Nói một cách đơn giản hơn, chúng là tiêu cự của ống kính mà bạn phải sử dụng trên một chiếc DSLR Full Frame để có được cùng một trường nhìn. Những tiêu cự thực tế của các ống kính này lần lượt là 1,54 mm, 4,25 mm và 6 mm.
Các cảm biến 1/2,55 inch và 1/3,4 inch trên iphone 11 Pro cũng nhỏ hơn rất nhiều so với những gì có trên máy ảnh, kể cả các chiếc máy ảnh PnS tầm trung. Chúng chỉ là một phần rất nhỏ so với kích thước cảm biến trên những chiếc máy ảnh chuyên nghiệp.
Với việc sử dụng ống kính tiêu cự cực ngắn để có được trường nhìn hữu dụng trên cả 3 camera, iPhone sẽ có độ sâu trường ảnh lớn, dù những ống kính đó có khẩu độ rộng.
Nếu di chuyển gần đối tượng của mình hơn, khoảng cách lấy nét tối thiểu của các ống kính sẽ trở thành một vấn đề. Chúng không thể lấy nét vào bất cứ thứ gì gần hơn vài centimet, thế nên, bạn sẽ không thể chụp cận cảnh tốt khi độ sâu trường ảnh nông.
Mức độ "xóa phông" mạnh nhất mà iPhone có thể đạt được. |
Nó không hữu ích
Thế nên, tại sao các nhà sản xuất lại khó tạo ra những camera mang đến độ sâu trường ảnh nông cho smartphone? Lý do chính là nó không có quá nhiều ý nghĩa.
Về mặt lý thuyết, một camera sở hữu ống kính tiềm vọng cùng cảm biến lớn hơn có thể làm được điều đó. Tuy nhiên, camera đó sẽ phải vấp phải rất nhiều sự đánh đổi, và nó sẽ không hữu ích cho hầu hết bức ảnh mà mọi người chụp bằng chiếc smartphone của mình.
Duy trì độ sâu trường ảnh rộng và làm giả hiệu ứng mờ khi cần thiết sẽ giúp camera trên smartphone trở nên hữu ích và linh hoạt hơn rất nhiều.