Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao nhiều bạn trẻ Việt thích mặc đồ hàng thùng?

Thời trang second-hand hiện là xu hướng được giới trẻ Việt và thế giới ưa chuộng.

Quần áo second-hand là dùng để chỉ những sản phẩm may mặc đã qua sử dụng, chất lượng còn tốt và được bán lại với mức giá thấp hơn mặt bằng chung. Tại Việt Nam, mọi người thường gọi mặt hàng này với cái tên dân dã hơn là đồ si, hàng thùng.

Sức tăng trưởng của đồ second-hand có tiềm năng làm thay đổi sự nổi bật của thời trang nhanh. Trong khi thời trang nhanh dự kiến tiếp tục tăng trưởng 20% trong 10 năm tới, đồ second-hand có thể tăng trưởng 185%, theo The Conversation.

Quần áo đã qua sử dụng từ lâu bị coi là cũ nát và hoen ố. Song nhiều người vẫn coi đồ si có chất lượng giống hệt hoặc thậm chí cao hơn trang phục mới.

Trào lưu mặc đồ second-hand

Theo ghi nhận của Zing, nhiều bạn trẻ thuộc thế hệ Gen Z gần đây có xu hướng mặc đồ second-hand. Giá thành rẻ, kiểu dáng đa dạng và đặc biệt hơn là sự độc nhất (khả năng đụng hàng thấp) là những lý do tiêu biểu cho trào lưu mặc đồ si của giới trẻ.

Thông thường các món second-hand có chất vải tốt và thoáng mát, màu sắc bắt mắt. Ngoài ra, người mua còn có thể tìm thấy hàng hiệu đã qua sử dụng tại cửa hàng đồ si.

Chia sẻ với Zing, Bảo Trân (sinh năm 1995, sống tại TP.HCM) cho biết nhiều mẫu chỉ có số lượng giới hạn, giúp cho bộ đồ của khách hàng trở nên độc nhất.

"Ngày càng nhiều người thuộc thế hệ Gen Z chuyển hướng sang đồ cũ. Khách hàng trẻ tuổi có ý thức hơn về tính bền vững. Do đó, nhiều khả năng họ mua sắm đồ cũ", Bloomberg cho hay.

Ngành công nghiệp thời trang từ lâu gắn liền với những vấn đề về môi trường như ô nhiễm và chất thải do sản xuất quần áo.

Báo cáo của The Conversation cho biết công nghiệp dệt may tạo ra nhiều khí thải carbon hơn hàng không và hàng hải cộng lại. Khoảng 20% ô nhiễm nước trên toàn cầu là kết quả của nước thải từ quá trình sản xuất, hoàn thiện hàng dệt may.

Tuy nhiên, người tiêu dùng dần có nhận thức sâu sắc hơn về tác động sinh thái của đồ may mặc. Không ít người yêu cầu các nhà mốt, thương hiệu thời trang mở rộng cam kết về tính bền vững.

Hạn chế của hàng thùng

Mặt khác, đồ second-hand có một số hạn chế nhất định.

Văn Lợi (sinh năm 1999, Hà Nội) chia sẻ rằng không phải lúc nào cũng tậu được đồ đúng ý. Do số lượng mặt hàng không nhiều, người mua có thể tìm được đồ ưng ý nhưng không vừa. Đây là trở ngại cho khách hàng khi mua sản phẩm.

Đối với những người mới mua đồ si, phần trăm mua "trúng" hàng bị lỗi cao do không để ý. Các lỗi thường thấy là rách, ố, mất cúc...

Ngoài ra, đồ hàng thùng có thể dính bụi bẩn. Vì vậy, sau khi mua về, mọi người cần vệ sinh chúng thật kỹ để tránh gặp phải các bệnh về da, phụ khoa...

Thảo Nguyên Phương (sinh năm 1993, sống tại Hạ Long) đã theo xu hướng sử dụng đồ second-hand được 10 năm.

"Khó khăn khi mua là hơi mất công săn đồ và lựa chọn. Nếu mặt hàng được bán ở chợ, người buôn sẽ đổ đống và mỗi món chỉ có một, không nhanh tay là hết", cô tâm sự.

Cô gái có tài may áo từ giày bỏ đi Nicole McLaughlin nổi tiếng với khả năng dùng nguyên liệu tái chế để may quần áo.

Con gái có bắp chân to nên mặc quần gì?

Những mẫu quần phù hợp giúp che đi khu vực bất lợi và tôn lên ưu thế hình thể của người mặc.

Nhà thiết kế trang sức của Tiffany & Co. qua đời ở tuổi 80

Elsa Peretti được biết đến với sự nghiệp người mẫu và thiết kế trang sức lừng danh.

Phương An

Ảnh: NVCC

Bạn có thể quan tâm