Mới đây, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng ký văn bản gửi Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 về việc áp dụng thẻ xanh Covid.
Một trong 2 điều kiện để có thẻ xanh theo đề xuất của Sở Y tế TP.HCM là “chỉ cần tiêm ít nhất một mũi vaccine (đối với loại vaccine phải tiêm 2 mũi) và đã tiêm ít nhất 2 tuần”.
Tiêu chuẩn này khiến người dân lo lắng khi đang cố gắng hoàn hành đủ 2 mũi vaccine. Chia sẻ với Zing, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết đề xuất này có căn cứ khoa học và cơ sở thực tiễn.
Nguy cơ bệnh diễn biến nặng thấp
Theo TS Vĩnh Châu, đề xuất của Sở Y tế TP.HCM đã được xem xét dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn tình hình dịch bệnh tại thành phố. Cụ thể, sau từ 2 đến 4 tuần tiêm mũi một vaccine Covid-19, mức độ kháng thể và khả năng bảo vệ của vaccine đã phát huy được hiệu lực.
“Do đó, người tiêm một mũi vaccine phòng Covid-19 đã cơ bản được bảo vệ và có nguy cơ nhiễm bệnh và chuyển biến nặng thấp”, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM nói thêm.
TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM. Ảnh: Thành Ủy TP.HCM. |
Liên quan vấn đề này, các bác sĩ, nhà khoa học của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM và Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng, Đại học Oxford (OUCRU, đặt tại TP.HCM), đã có công trình nghiên cứu trên đối tượng là người Việt Nam đã được tiêm vaccine phòng Covid-19.
PGS.TS Lê Văn Tấn, Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng, Đại học Oxford, cho biết kết quả của nghiên cứu này đang chờ duyệt đăng trên tạp chí quốc tế.
"Đề xuất này được Sở Y tế TP.HCM dựa vào cả cơ sở khoa học và thực tế hoàn cảnh, cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích", ông Châu chia sẻ. Ngoài ra, theo đề xuất này, điều kiện thứ hai để có "thẻ xanh Covid" là người mắc Covid-19 hoàn thành cách ly.
Số liệu vaccine phòng Covid-19 mũi 1 và mũi 2 tại TP.HCM tính đến 19/9 | ||||
Theo Sở Y tế TP.HCM | ||||
Nhãn | Đợt 1-4 | Từ đợt 5 đến nay | Đơn vị Bộ, Ngành | |
Mũi 1 | người | 949446 | 6728803 | 242631 |
Mũi 2 | 64416 | 2006981 | 59287 |
Tại TP.HCM, tính đến ngày 19/9, toàn thành phố có 6.728.803 người đã tiêm một mũi vaccine phòng Covid-19 (chiếm khoảng 93.3%). Số lượng người được tiêm mũi 2 là 2.006.981, chiếm khoảng 27.8%.
Theo đánh giá của bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), tỷ lệ bao phủ vaccine tại TP.HCM hiện tại có thể cơ bản an toàn và an tâm khi mở cửa trở lại.
Trên thế giới, tỷ lệ các quốc gia hướng đến là phủ vaccine hơn 70% dân số để đạt miễn dịch cộng đồng. Số lượng hơn 90% người được tiếp cận vaccine tại TP.HCM hiện tại khá cao.
Hiệu lực bảo vệ của một mũi vaccine
Theo báo cáo của Bộ Y tế gửi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, cập nhật đến ngày 12/9, tổng số lượng vaccine phòng Covid-19 Việt Nam hiện có là 34.144.240 liều. Trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất là vaccine AstraZeneca với hơn 19,4 triệu liều (57%).
Trong nghiên cứu lâm sàng để cấp phép của vaccine AstraZeneca, sau khoảng 21 đến 90 ngày khi tiêm vaccine mũi đầu tiên, hiệu lực bảo vệ của vaccine với bệnh Covid-19 không triệu chứng trung bình là 76%.
Người dân tại TP.HCM tiêm mũi 1 vaccine AstraZeneca trong chiến dịch tiêm chủng đợt 4 (giữa tháng 6). Ảnh: Duy Hiệu. |
Những báo cáo đánh giá về hiệu quả của vaccine trong thế giới thực sẽ cho chúng ta thấy bức tranh lớn toàn diện hơn về vai trò quan trọng của vaccine trong giảm gánh nặng bệnh tật cũng như tác động đến hiệu quả giảm tải chăm sóc y tế.
ThS.BS Nguyễn Hiền Minh, Phó trưởng Đơn vị Tiêm Chủng Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, chia sẻ thông cáo báo chí gần đây nhất vào tháng 7/2021 của hãng sản xuất vaccine AstraZeneca.
Thực tế dữ liệu trên thế giới sau khi đưa vaccine vào các chương trình tiêm chủng toàn dân tại nhiều quốc gia, một liều tiêm vaccine có hiệu quả 82% chống lại ca bệnh Covid-19 nặng hoặc nhập viện do biến thể Beta/Gamma và đạt hiệu quả 70% chống lại ca bệnh Covid-19 có triệu chứng với biến thể Delta sau 21 ngày tiêm liều vaccine đầu tiên.
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả vaccine trong thế giới thực tại Anh với khoảng 60.000 người tiêm vaccine, đa số là người già trên 65 tuổi, cho thấy sau liều vaccine AstraZeneca đầu tiên giúp giảm 94% số ca nhập viện và hiệu quả này tương đương ở tất cả nhóm tuổi.
Người lớn tuổi ở TP.HCM được nhân viên y tế mang vaccine đến tận nhà để tiêm. Ảnh: Phạm Ngôn. |
Liều đầu tiên của vaccine AstraZeneca có hiệu quả 80% trong việc ngăn ngừa tử vong ở những người trên 70 tuổi so với những người không được tiêm chủng và hiệu quả 80% trong việc ngăn ngừa nhập viện ở người trên 80 tuổi có nhiều bệnh lý đi kèm.
Tại Canada, nghiên cứu hiệu quả thực tế của vaccine AstraZeneca đánh giá dữ liệu từ 69.533 người có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 trong thời gian từ tháng 12/2020 đến tháng 5/2021: Hiệu quả chống lại Covid-19 có triệu chứng là 50% đối với các biến thể Beta/Gamma và 70% với biến thể Delta, 72% đối với biến thể Alpha.
Nghiên cứu cũng cho thấy sau một liều duy nhất vaccine AstraZeneca, hiệu quả đạt đến 82% và 87% chống lại việc nhập viện hoặc tử vong do các biến thể Beta/Gamma và Delta tương ứng.
Bác sĩ Hiền Minh đánh giá những dữ liệu được công bố về hiệu quả của vaccine AstraZeneca trong thế giới thực sau một liều tiêm vaccine cho kết quả rất khả quan, đặc biệt hiệu quả cao trong giảm ca bệnh nặng và tử vong do Covid-19 với các biến thể khác nhau, kể cả với người lớn tuổi.
"Do đó, người dân có thể an tâm sau khi tiêm một mũi vaccine thì vẫn được bảo vệ. Đồng thời mọi người vẫn nên chú ý tuân thủ 5K và áp dụng các biện pháp bảo vệ để phòng ngừa lây nhiễm bệnh trong khoảng thời gian chờ tiêm vaccine mũi thứ hai", bác sĩ Hiền Minh kết luận.
Tại TP.HCM, tính đến ngày 19/9, toàn thành phố có 6.728.803 người đã tiêm một mũi vaccine phòng Covid-19 (chiếm khoảng 93.3%). Số lượng người được tiêm mũi 2 là 2.006.981, chiếm khoảng 27.8%.
Theo đề xuất của Sở Y tế TP.HCM, 2 điều kiện để có thẻ xanh Covid-19:
1. Chỉ cần tiêm ít nhất một mũi vaccine (đối với loại vaccine phải tiêm 2 mũi) và đã tiêm ít nhất 2 tuần.
2. Đã mắc Covid-19 và có giấy công nhận hoàn thành thời gian cách ly do Ban Chỉ đạo phòng chống dịch phường, xã, thị trấn cấp.
Cơ quan chức năng lưu ý người có thẻ xanh Covid-19 phải tuân thủ 5K và làm xét nghiệm định kỳ theo quy định của Bộ Y tế. Tần suất tùy thuộc vào mức độ nguy cơ của lĩnh vực, ngành nghề.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.