Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao nên 'soi' trình độ học vấn của sao Việt?

Bảng điểm thấp bị soi mói, danh tính các trường đã học được xác minh... là những điều công chúng rất quan tâm về người nổi tiếng.

Vì sao nên 'soi' trình độ học vấn của sao Việt?

Bảng điểm thấp bị soi mói, danh tính các trường đã học được xác minh... là những điều công chúng rất quan tâm về người nổi tiếng.

Cùng với vấn đề cấp giấy phép hành nghề cho giới ca sĩ, người mẫu, vừa qua, câu chuyện học vấn, trình độ chuyên môn của một nghệ sĩ ra sao sẽ được cấp phép? Câu chuyện về học vấn của người nổi tiếng không mới, nhưng đặt trong bối cảnh hiện nay lại có tác động rất lớn về khía cạnh nhìn nhận một con người của công chúng là như thế nào.

Có sự phân biệt ngầm nào không giữa những ca sĩ tay ngang và những người được đào tạo bài bản từ trên ghế nhà trường? Như trưởng đoàn nghệ thuật Quân khu 7, NSƯT Kim Khánh từng chia sẻ: "Chúng tôi tìm nguồn ca sĩ là các em được đào tạo trong Nhạc Viện TP.HCM. Vì như vậy, chất lượng ca sĩ của đoàn mới được đảm bảo và các em mới có thể hát tốt nhạc truyền thống cách mạng, đặc trưng của dòng nhạc đoàn chúng tôi vẫn thường xuyên biểu diễn. Hơn nữa, tiêu chí của chúng tôi là không bao giờ hát nhép nên các em phải biết hát mới được".

Chuyện học của Phương Trinh đang bị báo chí mổ xẻ không thương tiếc.

Đó là một khía cạnh trong việc đào tạo tác động đến một bộ phận không nhỏ trong các hoạt động văn hóa nghệ thuật đang diễn ra trên khắp cả nước. Riêng ở hình ảnh cá nhân, câu chuyện trình độ học vấn của người nổi tiếng được mổ xẻ sâu hơn, có khi bị cười nhạo với nhiều lý do khác nhau.

Gần nhất là trường hợp của Angela Phương Trinh. Thời gian qua, dư luận đã có nhiều ý kiến về cách ăn mặc, lối ứng xử trước công chúng và cả tư cách của cô khi luôn tự nhận mình là người có vẻ đẹp sexy. Phương Trinh đang được xem như một hình mẫu tuổi teen cực kỳ phóng khoáng, gợi cảm. Lý giải sau những phát ngôn thiếu thận trọng là việc công bố bảng điểm thấp tè và cô còn đang học hệ bổ túc, không chính quy.

Dù Phương Trinh có giải thích với mọi lý do vì gia đình cô khó khăn ra sao, phải bươn chải kiếm sống thế nào và chuyện học hành là cá nhân riêng tư, đây vẫn được xem là "gốc rễ" của mọi hành động bị cho là thiếu suy nghĩ của cô trong suốt thời gian qua.

Điều này, các bậc phụ huynh chính là đối tượng quan tâm nhiều hơn, bởi một lớp trẻ không nhỏ đang bị tác động từ những hình ảnh như Angela Phương Trinh rất nhiều. Bài học về tri thức đã và luôn khiến cho nghệ sĩtrong nước khốn đốn. Tuy nhiên, quá trình nỗ lực tìm tòi và sáng tạo là có thực ở không ít những ca sĩ như Lam Trường, Mỹ Tâm, Đoan Trang, Đức Tuấn... khi họ sẵn sàng chi tiền túi để được theo học các lớp chuyên tu ở nước ngoài.

Thậm chí, ngay cả với một ca sĩ đã quá nổi tiếng như trường hợp của Hồ Quỳnh Hương nhiều khán giả cũng khá bất ngờ khi cô vừa tốt nghiệp Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội. Ít ai biết, để đạt số điểm tuyệt đối 10 trong kỳ thi vô cùng khó khăn, nữ ca sĩ đất Mỏ đã phải rèn luyện trong nhiều năm trời. Thời gian cô lắng xuống, ít hoạt động nghệ thuật cũng là chuỗi ngày cô dành để chuyên tâm cho học hành.

Hồ Quỳnh Hương rạng rỡ trong ngày tốt nghiệp với điểm số tối đa.

Trước cô, những đàn chị như Mỹ Linh, Hồng Nhung, Thanh Lam, Trần Thu Hà… đều là những người được đào tạo rất bài bản.

Ở trong môi trường khán giả như chúng ta, yếu tố lý lịch và quá trình căn bản tạo nên người nổi tiếng cực kỳ quan trọng. Quá khứ là mắc xích thúc đẩy tạo nên sự thành công của họ. Nhiều hoa hậu, người đẹp đã rơi vào tình trạng dở khóc dở cười khi cố chứng minh quá trình học tập của mình là có thật với rất nhiều nỗ lực.

Một phen khán giả điên đảo với danh tính trường học mà Lý Nhã Kỳ theo học khi sống ở nước ngoài, hay hoa hậu Thùy Dung cũng được xếp vào hàng hoa hậu có bảng điểm không mấy sáng sủa... Liệu cách nhìn đó có quá cũ so với sự phát triển nhanh chóng của làng giải trí và hình ảnh người nghệ sĩ mới không?

Nếu đào tạo là một bước lùi trước mọi tài năng thiên bẩm thì ca sĩ cần gì học thanh nhạc, và ngay tại xứ sở kim chi cũng chẳng cần nhiều trường đào tạo diễn viên để khán giả trong nước phải cuốn theo dòng phim truyền hình ăn khách của đất nước này.

Trước đó chuyện học của Lý Nhã Kỳ cũng khiến báo chí tốn nhiều giấy mực.

Đó cũng là vấn đề được mở ra ở khâu đào tạo ngành nghề sau đại học, sau chương trình văn hóa trên ghế nhà trường. Không ít ca sĩ cho rằng, để hát nhạc trẻ thì chương trình ở Nhạc Viện quá nặng, còn người mẫu mong ước có được một trường đào tạo chính quy, chuyên nghiệp... Từ những nhu cầu đó, mới thấy việc được đào tạo cơ bản sẽ giúp cho người nghệ sĩ gìn giữ, phát huy khả năng thiên bẩm của họ quan trọng ra sao.

Thời cắp sách tới trường của người nổi tiếng không có vai trò quyết định họ có phải là nghệ sĩ hay không mà tác động vào cách nhìn nhận của khán giả về hình ảnh, tư cách nghề nghiệp.

Ở một môi trường đang dần được phân định thông qua nhiều luật lệ, giấy phép để làm rõ ai được cấp phép biểu diễn, hiện nay học vấn là vấn đề liên quan sẽ được cơ quan chức năng quan tâm và xem xét. Dù sao, showbiz đã quá nhiều scandal, phát ngôn thiếu suy nghĩ, thiếu sự tôn trọng khán giả... nay nâng cao chút học vấn của lớp trẻ trước khi họ trở thành người nổi tiếng cũng là việc nên làm.

Theo Khám phá

Theo Khám phá

Bạn có thể quan tâm