Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao Hitler căm ghét người Do Thái?

Các nhà sử học nghiên cứu về tiểu sử của Hitler đã đưa ra nhiều lý giải về vấn đề này. Một số nhà nghiên cứu đưa giả thiết mối thù này có liên quan tới những câu chuyện riêng tư trong gia đình Hitler.

Noi dau tho au anh 1

Adolf Hitler có một tuổi thơ đau khổ, khi bị cha ruột bạo hành. Ảnh: D.V.

Khi còn bé Hitler bị cha bạo hành, sỉ nhục và chế giễu mà không được mẹ bảo vệ. Chúng ta cũng biết rằng hắn ta đã phủ nhận cảm xúc thực sự của mình đối với cha… Sự căm thù này luôn bị kìm nén vì việc ghét chính cha mình là điều cấm kỵ, và việc duy trì ảo tưởng mình có một người cha tốt là hành động tự vệ của bản thân đứa trẻ.

Trên thực tế, mâu thuẫn với người Do Thái của Hitler có thể bắt nguồn từ trước khi hắn ra đời. Khi còn trẻ, bà nội của Hitler đã làm việc trong một gia đình của thương gia Do Thái ở Graz. Sau khi trở về ngôi làng Braunau ở nước Áo, bà đã sinh ra Alois, người sau này trở thành cha của Hitler. Sau đó, bà nhận tiền cấp dưỡng nuôi con từ gia đình xứ Graz ấy trong suốt 14 năm.

Câu chuyện này đã được kể lại trong rất nhiều bản tiểu sử của Hitler, thể hiện một tình thế khó xử đối với gia đình hắn. Họ rất muốn phủ nhận chuyện người phụ nữ đó cùng đứa con của bà ta đã bị người thương nhân Do Thái kia hay con trai của ông ta bỏ mặc.

Nhưng mặt khác, chẳng thể có chuyện một người Do Thái sẵn sàng trả tiền cấp dưỡng lâu đến vậy mà không có lý do chính đáng. Không một cư dân của một ngôi làng ở Áo nào có thể tưởng tượng được một người Do Thái lại có thể hào phóng đến vậy.

Đối với Alois Hitler, nghi vấn rằng ông ta có thể có gốc Do Thái là không thể chấp nhận được trong môi trường bài Do Thái mà ông ta đã lớn lên… Điều duy nhất ông ta có thể làm để không bị trừng phạt là trút cơn thịnh nộ này lên con trai của mình, Adolf. Theo lời kể của Angela, con gái của Alois, ngày nào ông ta cũng đánh đập con trai mình không thương tiếc.

Dần dần con trai ông ta đã xây dựng cho mình một ảo tưởng để xóa bỏ nỗi sợ hãi thời thơ ấu đó, đấy là anh ta sẽ không chỉ tự tay giải phóng bản thân, mà còn cho toàn bộ nước Đức và cả thế giới khỏi dòng máu Do Thái. Cho tận đến khi chết trong hầm trú bom, Hitler vẫn là nạn nhân của ảo tưởng này, bởi vì trong suốt cuộc đời, nỗi sợ hãi về người cha mang dòng máu Do Thái của mình vẫn luôn canh cánh trong tâm thức của hắn.

Người Do Thái không phải là mục tiêu duy nhất phải hứng chịu cơn thịnh nộ và nỗi sợ hãi của Hitler. Hắn cũng sợ cả hành vi hỗn loạn của Johanna, người dì mắc chứng tâm thần phân liệt đã từng sống cùng gia đình Hitler:

Khi trưởng thành, Hitler đã ra lệnh giết hết những người tàn tật hay mắc bệnh tâm thần để giải phóng cho xã hội Đức khỏi gánh nặng này. Dường như đối với Hitler, nước Đức tượng trưng cho một đứa trẻ vô tội cần được cứu vớt.

Bên cạnh nỗi sợ người cha và người dì của mình, còn có một mối quan hệ đáng chú ý khác, đó là mẹ của Hitler, người luôn sống trong sợ hãi về sự vũ phu, đánh đập của chồng mình.

Hitler chưa bao giờ nhận ra hay để ý đến những nỗi sợ phi lý này cho đến tận cuối đời, trong khi người ngoài quan sát những bài phát biểu của hắn có thể dễ dàng nhận ra chúng. Chúng được dung dưỡng trong cơ thể Hitler, thúc đẩy hắn phải liên tục thực hiện những hành động phá hoại mới đầy vô vọng, để giải thoát chính mình.

Không phải độc giả nào cũng có thể chấp nhận quan điểm này về Hitler. Họ không thừa nhận câu chuyện đó đủ chứng minh cho nguồn gốc của cái ác, rằng những đứa trẻ nhỏ bé, vô tội có thể bị biến thành thú dữ sẵn sàng đe dọa không chỉ cho gia đình chúng mà còn cho cả thế giới.

Họ đã nhắc tôi về nhiều đứa trẻ dù bị đánh đập nhưng không phải tất cả chúng đều trở thành những kẻ giết người hàng loạt. Tôi đã xem xét nghiêm túc những lập luận này, và cũng tìm hiểu xem làm thế nào mà một đứa trẻ có thể sống sót sau tuổi thơ tàn bạo ấy mà không trở thành tội phạm khi lớn lên.

Alice Miller/ Bách Việt Books & NXB Phụ nữ Việt Nam

Bình luận

SÁCH HAY