Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao chúng ta không thể ngừng chạm tay lên mặt dù biết các nguy cơ?

Trước thực trạng Covid-19 đang có quy mô toàn cầu, người dân được khuyến cáo phải giữ gìn vệ sinh và không nên đưa tay lên mặt. Nhưng thực tế đây là thói quen rất khó bỏ.

Nghiên cứu do Đại học New South Wales chỉ ra tình nguyện viên của họ vốn là các sinh viên y dược, trung bình trong một bài giảng kéo dài một tiếng lại vô thức chạm tay lên mặt 23 lần.

Điều này chứng minh dù có hiểu biết về tác hại của hành động này đến đâu đi chăng nữa, bạn vẫn không thể ngừng việc hành vi gây lan truyền vi khuẩn.

Hóa ra, thói quen này đã có mặt từ khi chúng ta chưa ra đời.


Khoa hoc ly giai viec cham tay len mat anh 1

Khoa học cho rằng chúng ta không thể hoàn toàn loại bỏ thói quen đưa tay lên mặt. Ảnh: Wired.

Tay chạm mặt từ trong bụng mẹ

Theo Wired, một cuộc điều tra khoa học siêu âm trên 15 phụ nữ từ tuần 24 đến 36 thai kỳ cho thấy thai nhi ngay từ trong bụng mẹ đã bắt đầu biết chạm tay lên mặt.

Hơn nữa, chúng còn biết chạm lên mặt bằng tay trái khi người mẹ cảm thấy bị căng thẳng. Một nghiên cứu tương tự khác cho biết với người mẹ hút thuốc lá trong thai kì, thai nhi của họ có xu hướng dễ chạm tay lên mặt hơn những người không hút thuốc.

Con người không phải là sinh vật duy nhất mắc phải thói quen này. Trong một bài báo năm 1984, các nhà nghiên cứu cho rằng khỉ đột, đười ươi và tinh tinh cũng hay chạm tay vào mặt chúng như con người thường làm.

Bài báo trên còn chỉ ra rằng con người và các loài linh trưởng thường chạm tay trái lên mặt thay vì tay phải, như một khuynh hướng tự nhiên.

Ngoài ra, các loài động vật khác như chó hoặc mèo cũng có thói quen tương tự. Với động vật hay "rửa mặt" như mèo, sóc, đây có thể là hành động liên quan đến mùi hương. Loài sóc thường thực hiện hành vi này để giúp chúng phát tán mùi xung quanh cơ thể từ tuyến tiết.

Khoa hoc ly giai viec cham tay len mat anh 2
Khi căng thẳng, não bộ phát ra những tín hiệu dẫn đến các hành vi tự chạm nhằm điều tiết cảm xúc. Ảnh: Wired.

Chạm tay lên mặt còn là hành động vô thức đóng vai trò tín hiệu để những người xung quanh biết bạn có thể tự nhận thức bản thân. Ngoài ra, nó đôi khi còn phục vụ cho mục đích giao tiếp xã hội.

Trong một bài báo năm 2015 trên tạp chí eLife, các nhà khoa học Israel đã kết nối các tình nguyện viên với thiết bị đo lưu lượng khí qua mũi. Sau đó, họ bí mật ghi hình việc nhóm tình nguyện gặp gỡ nhóm người khác và thực hiện các phương thức giao tiếp xã hội thông thường. Kết quả thí nghiệm cho thấy tình nguyện viên thường đưa tay lên mũi sau khi bắt tay với những người khác cùng giới để kiểm tra mùi hương của họ.

'Cần chạm nhiều hơn'

Việc chạm tay lên mặt còn giúp con người điều hòa căng thẳng và hình thành trí nhớ, thay vì cách để giao tiếp. Hành động này được con người thực hiện mỗi ngày, thường là trong các tình huống gây stress và hay xảy ra một cách vô thức.

Các nhà khoa học ở Đức phân tích hoạt động não điện của 10 tình nguyện viên trong lúc hoàn thành bài kiểm tra về trí nhớ. Kết quả là những người có dấu hiệu căng thẳng thường chạm tay lên mũi, má hoặc cằm. Theo các nhà nghiên cứu, khi căng thẳng, não bộ phát ra những tín hiệu dẫn đến các hành vi “tự chạm” nhằm điều tiết cảm xúc.

Khoa hoc ly giai viec cham tay len mat anh 3
Chạm tay lên mặt là hành động vô thức đóng vai trò tín hiệu để những người xung quanh biết bạn có thể tự nhận thức bản thân. Ảnh: The Guardian.

“Về mặt tâm lý, phần lớn mọi người không hay liên hệ nguy cơ lây nhiễm hay mối đe dọa về bệnh tật đến gương mặt của mình. Chẳng những vậy, rất khó để ép buộc bản thân chạm tay vào mặt ít hơn vì đè nén cảm xúc không phải là cách để từ bỏ thói quen”, Kevin Chapman, nhà tâm lý học kiêm giám đốc Trung tâm rối loạn lo âu và các hội chứng liên quan ở Kentucky, Mỹ nói.

Chapman cũng cho biết để hạn chế việc tiếp xúc tay lên mặt, chúng ta nên thực hiện những biện pháp linh hoạt hơn. Thay vì tự nói với bản thân mình “Hôm nay không được chạm tay lên mặt”, hãy tự nhủ “Hôm nay mình cần chú ý chạm tay lên mặt nhiều hơn". Ngoài ra, nên hạn chế để tay trống bằng cách cầm quả bóng hoặc khoanh tay.

Những vụ nổ lớn nhất từng được thấy trong vũ trụ

Vũ trụ ở khắp mọi nơi mà chúng ta nhìn thấy được, đều đầy rẫy những sự kiện thảm khốc hay chỉ đơn giản là các vụ nổ thoáng qua.

Đại Việt

Bạn có thể quan tâm