Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao Bình Nhưỡng e ngại cải cách?

Dưới sự lãnh đạo của Nguyên soái Kim Jong-Un, Triều Tiên có thể đang bắt đầu tiến theo con đường mà Trung Quốc từng qua.

Vì sao Bình Nhưỡng e ngại cải cách?

Dưới sự lãnh đạo của Nguyên soái Kim Jong-Un, Triều Tiên có thể đang bắt đầu tiến theo con đường mà Trung Quốc từng qua.

Vài tuần gần đây, những thay đổi lớn trong hệ thống quản lý nông nghiệp Triều Tiên đã diễn ra: giảm mạnh quy mô sản xuất và vận dụng yếu tố hợp đồng gia đình. Đó là những động thái gợi nhớ đến giai đoạn mở đầu của cải cách nông nghiệp Trung Quốc vào cuối những năm 70. Đây chưa phải là một cuộc cải cách, mà đúng hơn là dự cảm của những thay đổi.

Bóng dáng cải cách kinh tế đang xuất hiện cùng với dự cảm về nới lỏng sự kiểm soát hệ tư tưởng. Nhìn bề ngoài, một số thay đổi mới chỉ mang tính biểu tượng. Từ đầu tháng 7, nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-Un thường xuyên xuất hiện trước công chúng bên cạnh người vợ xinh đẹp. Đây là sự đột phá trước truyền thống che giấu chi tiết đời tư của lãnh đạo.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-Un đưa vợ đến các sự kiện văn hóa

Một sự kiện đột phá nữa diễn ra vào đầu tháng 7 tại Bình Nhưỡng là buổi hòa nhạc của nhóm Moranbon, được thành lập theo đề xuất của vị nguyên soái trẻ. Ông Kim Jong-Un và vợ đã đích thân tham dự buổi hòa nhạc khác thường: khoảng chục nữ nghệ sĩ trẻ với phong cách hiện đại, đặc biệt so với tiêu chuẩn trang phục của Triều Tiên, đã thể hiện những bản nhạc nhẹ phương Tây. Ngoài ra, trên sân khấu còn xuất hiện chú chuột Mickey, các bạn gái và nàng Bạch tuyết. Một sự kiện văn hóa bất ngờ diễn ra trên mảnh đất nhiều thập kỷ vẫn coi nền văn hóa đại chúng Mỹ là sự hiện thân của suy thoái và đồi bại.

Ông Andrei Lankov, một chuyên gia Nga nổi tiếng về Triều Tiên, cho biết trong nhiều năm các quan sát viên theo dõi tình hình chính sách kinh tế Triều Tiên với không ít ngạc nhiên. Kinh tế đất nước vô cùng khó khăn, gia tăng khoảng cách với người hàng xóm Hàn Quốc. Nhưng ban lãnh đạo CHDCND Triều Tiên lại mạnh mẽ bác bỏ một cách giải quyết vấn đề dường như rõ ràng: đó là tổ chức cải cách đất nước theo mô hình Trung Quốc hay Việt Nam.

Cựu lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Il và những người thân cận của ông có những lý do “nặng ký” để lo ngại cải cách. Có lẽ ông Kim Jong-Il hiểu rằng đó là giải pháp tối ưu nhất để đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kéo dài. Tuy nhiên, ông cũng nhận ra rằng khác với Trung Quốc, Triều Tiên là một quốc gia bị chia cách với sự khác biệt kinh tế khổng lồ giữa hai miền. Trong những điều kiện như vậy, cải cách có thể sẽ là một hoạt động rất mạo hiểm. Mô hình cải cách Trung Quốc là giảm thiểu kiểm soát xã hội.

Những hậu quả không thể tránh khỏi sẽ bao gồm sự phổ biến tri thức về thế giới bên ngoài, trước hết là về Hàn Quốc. Người dân Bắc Triều Tiên có thể đặt câu hỏi nghi ngờ về tính hợp pháp của chính quyền. Khi ấy kết quả cải cách có khả năng dẫn tới cuộc khủng hoảng chính trị, thay vì bùng nổ kinh tế như ở Trung Quốc.

Nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-Un có còn tiếp tục nghe theo lời khuyên của các đồng chí lão thành?

Nhà lãnh đạo Kim Jong-Il vô cùng e ngại diễn biến như vậy. Điều này được khẳng định qua cuộc phỏng vấn với các phương tiện truyền thông phương Tây của con trai ông là Kim Jong Nam, người hiện đang sống ở Macau. Bản thân Jong-Nam cũng phần nào chia sẻ những lo ngại này.

Tháng 12/2011, sau khi Nguyên soái Kim Jong-Il qua đời, con trai út là Kim Jong-Un lên nắm quyền. Không ai biết chính xác về tuổi tác của ông Kim Jong-Un, nhưng ông không có vẻ ngoài 30, trong khi độ tuổi trung bình của các quan chức Triều Tiên là gần 70 tuổi. Nhưng tuổi tác chưa hẳn là vấn đề duy nhất của Kim Jong-Un. Nhà quản lý mới thiếu kinh nghiệm chính trị cũng như đội ngũ thân cận của ông.

Trong điều kiện như thế, có thể giả định ban đầu nhà lãnh đạo trẻ ít kinh nghiệm sẽ hành động một cách thận trọng, chăm chú lắng nghe lời khuyên của các đồng chí cao tuổi. Những đồng chí này đều là các nhân vật hoạch định chính sách dưới thời ông Kim Jong-Il, nên sẽ là điều hợp lý nếu trong một hai năm đầu tiên không chờ đợi bất cứ sự thay đổi. Tuy nhiên, ông Kim Jong-Un hình như không chia sẻ những lo ngại của người cha và dự định thay đổi đường lối chính trị.

Như vậy, không có gì khó hiểu trước việc bãi nhiệm tất cả các chức vụ của nhà lãnh đạo quân sự có ảnh hưởng nhất, Phó nguyên soái Tổng Tham mưu trưởng Ri Yong-Ho. Theo tình báo Hàn Quốc, nguyên nhân vụ từ chức không phải vì "sức khỏe" như được chính thức công bố, mà do nhân vật thân cận trước đây của ông Kim Jong-Il lên tiếng phản đối những cải cách kinh tế của nhà lãnh đạo trẻ.

Liệu ông Kim Jong-Un có vượt qua được những phản kháng của đội ngũ lão thành để bắt đầu quá trình cải cách thực sự? Nếu như vậy, ông có giữ được quyền kiểm soát đối với Triều Tiên?

Theo Đất Việt
 

Theo Đất Việt
 

Bạn có thể quan tâm