Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vết gợn sau bàn thắng của Tiến Linh

Tiến Linh tỏa sáng đúng lúc U23 Việt Nam cần. Thế nhưng, sau bàn thắng ấy, thì đó là một thực tế phũ phàng về chất lượng các chân sút nội.

Trận chung kết được tất cả trông đợi và điều mọi người dự đoán thành hiện thực. U23 Việt Nam sẽ gặp Thái Lan ở trận đấu cuối cùng tại SEA Games 31. Nhưng đây là chặng đường nhọc nhằn và căng thẳng cho hai đội.

Cả 2 trận bán kết đều phải đá thêm hiệp phụ. Tôi tin U23 Thái Lan may mắn hơn về nhiều mặt để vào chung kết. Ngược lại, U23 Việt Nam chơi lấn lướt Malaysia và giành chiến thắng xứng đáng.

Mau chot de U23 Viet Nam vao chung ket SEA Games anh 1

Trận bán kết diễn ra khá căng thẳng. Ảnh: Quang Thịnh.

Yếu tố kỷ luật

Một vấn đề quan trọng có thể thấy ở đây là tính kỷ luật. Trọng tài rút 4 thẻ đỏ trong trận Thái Lan và Indonesia, trong đó có 3 thẻ cho Indonesia. Chỉ mất 10 giây để ghi bàn và Indonesia đã có cơ hội đưa trận đấu đến loạt luân lưu. Tuy nhiên, thói vô kỷ luật điên rồ vốn thường gây ám ảnh ở Đông Nam Á xảy ra và khi chỉ có 8 cầu thủ trên sân, bạn sẽ không còn cơ hội.

Chúng ta cũng chứng kiến ​​một cuộc chiến thật sự trong trận đấu giữa U23 Việt Nam với Malaysia. Tôi hiểu áp lực các cầu thủ phải chịu đựng và sự căng thẳng do đám đông quá khích gây ra. Nhưng nếu muốn giành chiến thắng, bạn phải luôn thể hiện sự chuyên nghiệp, tính kỷ luật và giữ cái đầu lạnh để không mất người.

Trận đấu rõ ràng được phân thắng bại bằng một khoảnh khắc thiếu kỷ luật của cầu thủ Malaysia mang áo số 2. Cầu thủ này phạm lỗi bên phần sân nhà không cần thiết. Điều này cho phép Việt Nam có cơ hội ghi bàn trong một tình huống đá phạt nguy hiểm.

Như tôi nói nhiều lần, 35-40% bàn thắng đến từ những pha bóng cố định và bạn phải tận dụng tối đa những tình huống như vậy. Đó là những gì Việt Nam làm được với một quả đá phạt tuyệt vời của Đỗ Hùng Dũng. Pha treo bóng rất căng và sâu vòng cấm địa khiến thủ môn đối phương không thể bắt gọn. Nguyễn Tiến Linh làm tốt điều mà một tiền đạo cần có với pha đánh đầu dứt điểm đưa bóng nằm gọn vào lưới.

Trận đấu kết thúc! Bạn có thể thấy bàn thắng đánh gục ý chí Malaysia về mặt tâm lý và ngược lại nâng cao tinh thần của Việt Nam và đám đông người hâm mộ trở nên điên cuồng.

Mau chot de U23 Viet Nam vao chung ket SEA Games anh 2

Tiến Linh không có người chia lửa. Ảnh: Quang Thịnh.

Vấn đề tiền đạo

Tôi cảm thấy HLV Park Hag-seo chọn ra 11 cầu thủ giỏi nhất ở đội hình xuất phát. Có thể có những tranh luận về sự xuất hiện của số 15 Huỳnh Công Đến trong đội hình và cả Phan Tuấn Tài chơi tốt khi vào sân. Nhưng tôi nghĩ rằng hầu hết cầu thủ chứng minh được giá trị.

Thủ môn và 3 hậu vệ chơi xuất sắc, bạn không thể đòi hỏi nhiều hơn khi họ không để thủng lưới trong 5 trận. Hai cầu thủ quá tuổi chơi ở đẳng cấp như mong đợi và ở Tiến Linh, bạn có một tiền đạo luôn xuất hiện đúng lúc. Cậu ấy có thể không tận dụng tất cả cơ hội tạo ra, nhưng với Tiến Linh phía trên, U23 Việt Nam có một mũi khoan khiến tất cả dè chừng.

Có vẻ như U23 Việt Nam không có nhiều cầu thủ chơi sáng tạo trong đội hình và Tiến Linh là tiền đạo duy nhất có thể ghi bàn. Vấn đề này không chỉ của riêng Việt Nam mà cả 3 Thái Lan, Indonesia và Malaysia đều gặp khó khăn trong khâu ghi bàn.

Việc các tiền đạo nước ngoài được trọng dụng ở cấp CLB vô tình tước đi cơ hội của các chân sút Việt Nam. Tôi có thể thấy nhiều tiền đạo nước ngoài không xứng đáng với mức giá mà các CLB bỏ ra. Vì sao có sự nghịch lý này? Áp lực bị sa thải đối với các HLV là rất lớn và họ cần những ngôi sao tốt nhất trên hàng tấn công.

Câu trả lời phụ thuộc vào VFF. Nếu nghiêm túc trong việc phát triển các tiền đạo trẻ, họ phải có kế hoạch hạn chế cầu thủ ngoại trong vòng 2 năm.

Malaysia thực hiện điều này vào năm 2000 và họ phát triển hai tiền đạo đẳng cấp quốc tế với Khalid Jamlus và Indraputra. Họ được trao cơ hội chơi hơn 30 trận mỗi mùa và điều đó được đền đáp. Với việc vòng loại World Cup 2026 sắp diễn ra vào năm 2024, có lẽ đến lúc VFF phải quyết đoán và mạnh dạn thay đổi.

Liệu Việt Nam có thể tìm được một Tiến Linh hay một cầu thủ kiến ​​tạo như Hồng Sơn của Thể Công trước kia? Tiến Linh chỉ chơi 96 trận trong 6 mùa giải ở cấp câu lạc bộ và Mạnh Dũng cũng mới đá 8 trận cho đội bóng chủ quản kể từ năm 2019. Vậy bạn kỳ vọng gì hơn ở họ?

Trận chung kết với U23 Thái Lan sắp tới sẽ cho thấy liệu Việt Nam có thật sự cần phải phát triển công tác đào tạo tiền đạo trẻ hay không.

Ông Steve Darby từng là cựu HLV tuyển nữ Việt Nam giành HCV tại SEA Games 2001. Sau đó, nhà cầm quân người Anh dẫn dắt tuyển bóng đá nam Thái Lan, U23 Thái Lan, Lào. Sau trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Malaysia, ông Darby gửi cho Zing nhận định của mình.

CĐV nữ hồi hộp theo dõi U23 Việt Nam trên khán đài Sân Việt Trì (Phú Thọ) lấp đầy khán giả trong trận bán kết giữa U23 Việt Nam và Malaysia. Cổ động viên hồi hộp khi các cầu thủ chủ nhà gặp rất nhiều khó khăn.

Hai ngôi sao từ châu Âu bất lực trong trận thua U23 Thái Lan

Witan Sulaeman và Egy Maulana nhận được nhiều sự kỳ vọng, nhưng không thể tỏa sáng để giúp U23 Indonesia vào chung kết môn bóng đá nam SEA Games 31.

HLV Polking chắp tay trước mặt trọng tài khi tranh cãi

Trong chiến thắng 1-0 của U23 Thái Lan trước Indonesia, huấn luyện viên Alexandre Polking thường xuyên lao vào tranh cãi với các trọng tài trên sân.

Steve Darby

Bạn có thể quan tâm