- Thực hiện: Hồng Tươi - Công Khanh - Phạm Duy
Quần đảo thuộc tỉnh Khánh Hòa, gồm một dãy hơn 100 đảo, bãi ngầm, bãi đá san hô, bao bọc một vùng biển rộng ước chừng 160.000 đến 180.000 km2. Quần đảo chia làm 8 cụm: Song Tử, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm và Bình Nguyên.
Mưa nắng, bão tố rất khắc nghiệt, nhưng nơi đây vô cùng tươi đẹp, giàu tiềm năng kinh tế biển, là một phần máu thịt thiêng liêng không thể mất của Việt Nam.
Các đảo nổi ở Trường Sa
Là cầu nối giữa các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, dài khoảng 200 m, nơi rộng nhất 100 m, hẹp nhất 15-20 m.
Đảo nằm trên thềm san hô ngập nước. Bờ phía nam có bãi cát thay đổi theo mùa, từ tháng 4 đến tháng 7 được bồi thành một bãi cát dài. Đến tháng 8, bãi cát dịch sang bờ phía đông của đảo.
Thời tiết mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Đảo không có nước ngọt. Trên các hố của thềm san hô có nhiều loài tôm cá quý như cá ngừ, cá mú, tôm hùm, rùa biển.
Đảo An Bang nhìn từ đại dương. Ảnh: TTXVN.
Hải đăng trên đảo. Ảnh: Tư liệu.
Đảo nằm trên nền san hô ngập nước. Ảnh: Công Khanh.
Nằm ở phía tây bắc của quần đảo, dáng bầu dục, hơi hẹp bề ngang, dài khoảng 600 m, rộng khoảng 125 m, diện tích khoảng 0,6 km2.
Khi thủy triều thấp nhất, đảo cao 3-4 m. Đất là cát san hô, không trồng được cây ăn quả, rau, chỉ hợp cây nước lợ như mù u, bàng vuông, phong ba. Đảo không có nước ngọt.
Đảo có hình bầu dục. Ảnh: Phạm Duy.
Hoàng hôn trên đảo Nam Yết. Ảnh: Tiến Tuấn.
Hòn đảo hiên ngang trước sóng gió. Ảnh: Đình Quân.
Buổi thượng cờ trên đảo. Ảnh: Đình Quân.
Đảo dài 132 m, rộng 72 m, trên nền san hô hình vành khuyên. Phía tây có một xác tàu đắm nhô cao trên mặt nước biển. Có thể lội bộ từ đảo đến xác tàu đắm lúc thủy triều xuống thấp nhất.
Đảo có cây xanh, không có nước ngọt.
Đảo có diện tích khoảng 10.000 m2. Ảnh: Đình Quân.
Cổng chùa. Ảnh: Tiến Luyến.
Mốc chủ quyền trên đảo. Ảnh: Đình Quân.
Đảo nằm ở khu vực phía bắc, dài 390m, rộng 110m, nằm trên nền san hô ngập nước. Rìa ngoài của nền san hô này cách bờ đảo 300-600 m. Đất trên đảo là cát san hô, không trồng được cây ăn quả, qua cải tạo có thể trồng được rau xanh. Đảo không có nước ngọt.
Đảo cách Nam Yết 17 hải lý. Ảnh: Đình Quân.
Các ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa đều có ban thờ hướng về chùa Trấn Quốc (Hà Nội). Ảnh: Đình Quân.
Trên huyện đảo Trường Sa, hệ thống trạm hải đăng của Việt Nam được thiết lập trên 6 đảo và 3 bãi cạn, để hỗ trợ điều hướng an toàn cho tàu thuyền. Ảnh: Đình Quân.
Đảo dài khoảng 160 m, rộng 60 m, nằm trên một nền san hô ngập nước, không có nước ngọt. Rìa ngoài của nền san hô cách bờ 300-600m.
Trên đảo có nhiều công trình phục vụ dân sinh. Ảnh: Đình Quân.
Ra cờ hiệu đón tàu cập bến. Ảnh: Tiến Tuấn.
Đảo không có nước ngọt nhưng vẫn rợp bóng cây xanh. Ảnh: Đình Quân.
Hình bầu dục, nhìn từ xa như một khu rừng nhỏ giữa đại dương, diện tích khoảng 0,13 km2. Do có nước lợ, người dân nuôi bò, lợn, gà, trồng nhiều rau xanh. Đặc sản là cây sâm đất dùng làm nước uống.
Ngoài các đơn vị quân đội, đảo có các hộ dân. Chùa Song Tử Tây có phong cách chùa Việt truyền thống, số gian lẻ, hệ mái cong, gỗ quý chịu được độ mặn của nước biển. Âu tàu trên đảo có sức chứa hàng trăm tàu cá công suốt lớn, là địa chỉ an toàn cho ngư dân đánh bắt xa bờ. Đảo có dịch vụ sửa chữa, cung cấp dầu diezen, nước ngọt cho tàu cá bằng giá trong đất liền.
Nhìn từ xa, đảo như một khu rừng nhỏ. Ảnh: Đình Quân.
Song Tử Tây có dạng cồn cát, thềm san hô khoảng 22 ha. Ảnh: Đình Quân.
Tam quan chùa Song Tử Tây. Ảnh: TTXVN.
Hình bầu dục, hẹp ngang, nằm theo hướng tây bắc - đông nam, dài khoảng 450 m, rộng 102 m. Cây cối xanh tốt. Cây sống lâu năm, cành lá xum xuê, rợp bóng mát.
Đèn biển nổi bật trên đảo Sơn Ca. Ảnh: Đình Quân.
Đảo có nhiều cây xanh. Ảnh: Đình Quân.
Rất nhiều chim sơn ca đến làm tổ trên đảo. Ảnh: Đình Quân.
Được mệnh danh là “Thủ đô của huyện đảo Trường Sa”, nằm ở phía nam, cách Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 254 hải lý.
Mặt đảo bằng phẳng, diện tích khoảng 0,15 km2. Thổ nhưỡng là cát san hô được phủ một lớp mùn mỏng lẫn phân chim hải âu, hải yến, vịt biển.
Đảo nằm trên nền san hô ngập nước. Nước lợ nằm ở độ sâu khoảng 2m.
Những tháng mùa khô (tháng 2 đến tháng 5), trời nắng nóng, nhưng sóng yên, biển lặng, thuận lợi các các đoàn khách tham quan.
Đảo nằm gần đường xích đạo, vĩ độ thấp, mỗi năm có hơn 300 ngày nắng nóng. Ảnh: Văn Hùng.
Cờ Tổ quốc bằng gốm. Ảnh: Tiến Tuấn.
Bức phù điêu bằng gốm. Ảnh: Công Khanh.
Chùa Trường Sa. Ảnh: Đình Quân.
Cách Cam Ranh, Khánh Hòa khoảng 260 hải lý. Diện tích đảo 0,03 km2. Chiều dài đảo khoảng 200m. Chiều rộng từ 15 đến 60 m.
Đảo hẹp nên việc sinh hoạt của bộ đội rất khó khăn. Thềm san hô có nhiều hải sản quý như tôm hùm, cá ngừ, hải sâm, rùa biển, ốc.
Đảo có vị trí thuận lợi, ở trung tâm quần đảo nên hàng năm rất nhiều tàu thuyền đi qua đây. Ảnh: Đình Quân.
Hoa bàng vuông trên Trường Sa Đông. Ảnh: Công Khanh.
Phía tây đảo có một bãi cát nhỏ. Khi thủy triều xuống thấp nhất, toàn bộ đảo và bãi cát đều khô nước. Ảnh: Đình Quân.
Thiên nhiên kỳ thú
Chế độ nhật triều
Nước biển lên xuống khiến những bãi san hô lúc hiện lên vào buổi sáng, lúc lại vào chiều tà, lúc trơ cạn, lúc mênh mông. Vào lúc thủy triều rút, vành đai san hô lộ hoàn toàn, khách có thể đi bộ quanh đảo.
Vòi rồng
Hiện tượng thiên nhiên đáng sợ này xuất hiện ngay cả khi trời yên, biển lặng.
San hô khổng lồ
Dưới những cánh san hô khổng lồ như hang động có các loài thủy sinh, cá vây dài mềm mại, rùa biển, bạch tuộc… Khám phá lòng biển Trường Sa sẽ là thế mạnh của du lịch.
Sò tai tượng và vích khổng lồ
Sò tai tượng to như chiếc nón, là một loài thủy sinh quý hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng. Mùa sinh sản, vích bò lên bãi cát đảo đẻ trứng rồi dùng chân trước lấp giấu. Đủ ngày, vích con tự phá vở trứng chui ra.
Chim Hải âu
Thuộc vùng nhiệt đới xích đạo, Trường Sa là nơi cư trú lý tưởng cho các loài chim. Trong đó, hải âu - loài chim báo bão rất thân thiện với con người.
Bàng vuông
Loài cây này là biểu tượng của Trường Sa, đại diện cho sức sống giữa thiên nhiên khắc nghiệt. Hầu hết các đảo nổi ở huyện đảo Trường Sa đều trồng bàng vuông. Bàng vuông cắm rễ sâu vào nến đá san hô ở nơi quanh năm mưa bão, nắng gió, vươn lên tươi tốt, đứng hiên ngang che chở cho đảo. Hoa bàng thường nở vào ban đêm.
"Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp ta phải biết giữ gìn lấy nó".
- Chủ tịch Hồ Chí Minh
"Trường Sa - đó là nơi dữ dội nhất, phóng khoáng nhất, thiêng liêng nhất và cũng mong manh nhất".
- Nhà thơ Trần Đăng Khoa