Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

VĐV đầu tiên bị tước HCV Olympic 2012

VĐV ném tạ người Belarus, Nadzeya Ostapchuk đã bị tước HCV vừa giành được tại Olympic 2012 sau khi mẫu thử của cô phản ứng dương tính với chất đồng hóa metenolone, một chất nằm trong danh mục cấm sử dụng của Ủy ban Olympic quốc tế (IOC).

VĐV đầu tiên bị tước HCV Olympic 2012

VĐV ném tạ người Belarus, Nadzeya Ostapchuk đã bị tước HCV vừa giành được tại Olympic 2012 sau khi mẫu thử của cô phản ứng dương tính với chất đồng hóa metenolone, một chất nằm trong danh mục cấm sử dụng của Ủy ban Olympic quốc tế (IOC).

Hai mẫu thử của VĐV này trước và sau khi thi đấu trong 2 ngày 5 và 6/8 đều phản ứng dương tính với metenolone. Điều này đồng nghĩa với việc VĐV đứng thứ 2 ở nội dung này là Valerie Adams của New Zealand sẽ giành HCV, VĐV Evganiia Kolodko của Nga nhận HCB. VĐV người Trung Quốc, Gong Lijiao, người đứng ở vị trí thứ tư trong nội dung này sẽ giành HCĐ.

Ostapchuk đã không vượt qua được các bài kiểm tra doping của IOC

Ostapchuk năm nay 31 tuổi. Olympic London 2012 là kỳ đại hội thứ 3 mà cô tham dự. Ở nội dung ném tạ, Ostapchuk đã đứng hạng tư tại Olympic Anthens 2004 và đoạt HCĐ tại Bắc Kinh 2008. Năm nay cô thi đấu rất tốt với thành tích 21m36 hơn người đứng sau là Valeria Adams khá xa (20m70). Đáng tiếc thành tích của cô là không trong sạch khi đã dùng chất cấm bổ trợ trong thi đấu.

Về phần Valeria Adams với việc được đôn lên đứng đầu, cô đã giành được tấm HCV Olympic thứ 2 trong sự nghiệp sau khi đã về nhất ở nội dung này 4 năm trước. Trên đài truyền hình quốc gia của New Zealand, Adams cho biết: “Tôi không nói nên lời trước tin này. Thật là một niềm vui to lớn và bất ngờ. Nó khiến tôi thật tự hào khi là một người New Zealand”.

Valeria Adams nhận được món quà bất ngờ khi được đôn lên nhận HCV thay cho Ostapchuk

Như vậy Ostapchuk là VĐV đầu tiên bị tước huy chương Olympic. Trước đó, khi Olympic diễn ra, IOC đã cấm thi đấu đối với 1 số VĐV trước khi thi đấu vì phản ứng dương tính với chất cấm. Những trường hợp như của Ostapchuk chắc chắn sẽ không dừng lại ở đây bởi tại Olympic vừa qua, IOC đã thực hiện đến hơn 6.000 bài kiểm tra doping đối với các VĐV, trong đó có những cuộc xét nghiệm máu và nước tiểu mà không thông báo cho các VĐV trước khi họ thi đấu.

HOÀNG TÂM

Theo Infonet.vn

HOÀNG TÂM

Theo Infonet.vn

Bạn có thể quan tâm