Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vàng biến động kỷ lục, mua vào lỗ ngay 4 triệu/lượng

Chênh lệch giá mua và bán tại SJC hiện lên tới hơn 4 triệu đồng/lượng, cao nhất trong lịch sử giá vàng trong nước. Người mua vào ngay lập tức chịu khoản lỗ ròng hơn 4 triệu đồng.

Vàng trong nước và thế giới đang trải qua phiên biến động mạnh nhất kể từ đầu năm 2020 đến nay. Trong khi giá thế giới dao động lên tới hơn 160 USD trong phiên hôm nay, chênh lệch giữa đỉnh và đáy trong ngày của vàng miếng trong nước đã vượt 6 triệu đồng/lượng.

Cụ thể, sau khi giảm về mức thấp nhất 3 tuần (1.860 USD/ounce) vào sáng nay (giờ Việt Nam), vàng thế giới đã bật tăng trở lại vùng giá 1.950 USD/ounce, trước khi giao dịch quanh mức 1.930 USD/ounce hiện tại.

Chỉ trong hôm nay, vàng thế giới giao ngay đã biến động hơn 160 USD với mức đỉnh 2.027 USD/ounce cũng là giá cuối phiên liền trước và xuống tạo đáy là 1.860 USD/ounce.

Giá vàng đảo chiều trong tích tắc

Diễn biến khó đoán của vàng thế giới cũng khiến kim loại quý trong nước có phiên biến động mạnh nhất trong lịch sử giao dịch khi chênh lệch giá đỉnh và đáy trong ngày lên tới hơn 6 triệu đồng.

Cụ thể, giá vàng miếng do Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết chiều qua (11/8) ở mức 53,58 - 55,48 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), đến 10h sáng nay đã giảm mạnh về mốc 47,42 - 51,37 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm lần lượt 6,16 triệu giá mua và 4,11 triệu đồng giá bán. Đây cũng là giá đáy mà vàng miếng trong nước ghi nhận trong hôm nay trước khi tăng vọt trở lại vào giờ chiều.

DIỄN BIẾN GIÁ VÀNG SJC HÔM NAY (12/8)

NhãnCuối ngày 11/88h30 (12/8)



10h





16h
Mua vào triệu đồng/lượng 53.5850.750.5850.0849.9347.6247.4247.5249.850.7551.3652.0652.3152.56
Bán ra
55.4652.9252.8252.3252.1751.4751.3751.755454.8855.1855.7856.1356.38

Đến 16h chiều nay, SJC chấp nhận mua vào vàng miếng ở mức 52,56 triệu/lượng, tăng 5,14 triệu đồng so với buổi sáng, giá bán ra được doanh nghiệp niêm yết ở mức 56,38 triệu đồng, cũng cao hơn 5 triệu.

Thậm chí, giá bán ra của vàng miếng trong nước hiện đã tăng cao hơn cuối ngày hôm qua trong khi giá mua vào vẫn duy trì mức thấp hơn gần 1 triệu đồng. Đây cũng là nguyên nhân khiến chênh lệch giá mua bán tại SJC đã lên gần 4 triệu/lượng, cao nhất từ trước đến nay.

Đà phục hồi của vàng miếng trong nước chiều này thậm chí đã giúp nhà đầu tư mua vào buổi sáng với giá 51,39 triệu/lượng hiện có lãi hơn 1 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn DOJI trưa nay giảm giá vàng xuống mức 48,75 triệu/lượng (mua) và 52,4 triệu/lượng (bán), đến chiều nay đã điều chỉnh lên mức 53,3 - 55,9 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 4,55 triệu chiều mua và 3,5 triệu đồng chiều bán.

Tập đoàn Phú Quý cuối giờ chiều nay cũng chấp nhận mua vào ở mức 54 triệu/lượng và bán ra ở mức 56,35 triệu đồng, tăng hơn 4 triệu ở cả 2 chiều so với buổi trưa.

Các doanh nghiệp vàng lớn khác sáng nay niêm yết giá thấp hơn 3 triệu đồng so với hôm qua đến chiều nay đã đẩy giá phục hồi trở lại, thậm chí cao hơn giá cuối ngày 11/8.

Lý do chênh lệch giá mua bán lên hơn 4 triệu/lượng

Nói với Zing, ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh vàng Việt Nam (VGB) cho rằng sau khi giảm rất mạnh vào sáng nay cũng như những phiên trước, vàng phục hồi trở lại là yếu tố bình thường của thị trường. Tuy nhiên, việc SJC để chênh lệch giá lên tới hơn 4 triệu đồng là một cột mốc lịch sử của kim loại quý.

“Từ trước đến nay chưa khi nào chênh lệch giá mua bán của SJC lên tới hơn 4 triệu đồng. Chênh lệch này đẩy người tiêu dùng vào trạng thái cực kỳ rủi ro vì chuyển trạng thái mua vào bán ra sẽ mất ngay 4 triệu đồng/lượng, tương đương gần 8%”, ông nói.

Ông Hải cũng nhấn mạnh vàng thế giới chưa khi nào có mức chênh lệch quá 1% nên việc để chênh lệch lên tới 8% như trong nước cho thấy nhà kinh doanh vàng đang sợ rủi ro khi giá biến động quá lớn.

Một lãnh đạo doanh nghiệp vàng khác (đề nghị giấu tên) nói với Zing, bản chất SJC là doanh nghiệp vàng của Nhà nước và quy đổi vốn bằng tiền chứ không quy đổi bằng vàng như các doanh nghiệp tư nhân.

“Ví dụ SJC có vốn điều lệ 1.200 tỷ đồng thì phải hoạt động làm sao đến cuối năm tạo ra tỷ suất lợi nhuận năm nay cao hơn năm trước thì quỹ lương nhân sự mới tăng, đó là quy chế của doanh nghiệp Nhà nước. Việc họ (SJC - PV) xử lý chênh lệch giá mua bán lớn nhằm mục đích bảo toàn vốn”, ông nói.

Ngược lại, đối với các doanh nghiệp vàng tư nhân, nguồn vốn được tính bằng cây (lượng) vàng. Một doanh nghiệp hình thành với vốn 1.000 cây vàng, thực hiện mua bán đến cuối năm làm sao quỹ vàng lớn hơn 1.000 cây tức là có lãi, không quan trọng giá vàng tăng hay giảm. Vì vậy, các doanh nghiệp tư nhân để chênh lệch giá mua bán 1-2 triệu cũng không ảnh hưởng nhiều.

Bien dong gia vang anh 1

SJC để chênh lệch giá lên tới hơn 4 triệu đồng là một cột mốc lịch sử của vàng. Ảnh: Chí Hùng

“Kim bản vị của doanh nghiệp tư nhân là vàng và cuối năm tổng kết lại hơn 1.000 cây tức là lãi. Vì 2 hình thức quản lý vốn khác nhau dẫn tới cách hành xử với giá vàng khác nhau”, vị này nói. Tuy nhiên, SJC đang nắm thế độc quyền thương hiệu vàng miếng nên giá SJC đưa ra sẽ có tác động chi phối tương đối tới thị trường.

Về giá vàng thời gian tới, ông Trần Thanh Hải cho rằng yếu tố tăng giá hiện nay rất yếu dù vàng đang hồi phục. Tổng thống Donald Trump đã ký gói trợ cấp thất nghiệp cho người dân Mỹ nên yếu tố tăng giá vàng bằng cung tiền đã hết. Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng vàng thế giới thời gian qua, từ đó tác động tới giá trong nước.

“Vàng hiện nay chỉ tăng mạnh lại khi căng thẳng Mỹ - Trung leo thang, dịch bệnh biến động bất ngờ, hoặc căng thẳng địa chính trị lớn… Ngoài ra yếu tố từ nền kinh tế Mỹ chưa có gì mới để vàng tăng lại”, ông Hải khẳng định.

Giá vàng giảm thêm hơn 4 triệu/lượng, bao giờ tăng lại?

Ảnh hưởng từ phiên giảm kỷ lục của vàng thế giới đêm qua, giá vàng miếng trong nước sáng 12/8 đã mất hơn 4 triệu/lượng, về sát 51 triệu đồng, thấp nhất 4 tuần gần đây.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm