Với Zalo, việc phát triển văn hóa học tập là chìa khóa tạo ra nội lực cho đội ngũ trẻ, thiện chiến và tài năng. Ông Vương Quang Khải - Người đứng đầu Zalo - cho biết: “Ở mỗi giai đoạn phát triển, tổ chức cần có cách hoạt động và cư xử phù hợp. Đội ngũ quản lý cũng cần trau dồi để xứng tầm với sự phát triển của tổ chức”.
Từ năm 2022, Zalo ra mắt chương trình nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự và phát triển tài năng, xây dựng cho các nhân viên lộ trình phát triển bản thân thông qua công cụ trau dồi kiến thức, nâng cao năng lực và kỹ năng để phục vụ công việc.
Chương trình đào tạo được “may đo” bởi NUS, Fulbright
Hơn 70 thành viên quản lý cấp trung của Zalo đã hoàn thành khóa đào tạo 4-6 tháng về kỹ năng lãnh đạo, được phát triển bởi Đại học Quốc gia Singapore (NUS) và Đại học Fulbright Việt Nam (Fulbright). Hoạt động này nằm trong chiến lược phát triển đội ngũ kế cận, cũng như khuyến khích văn hóa học tập (learning culture) ở tổ chức.
Trực tiếp xây dựng chương trình học và đứng lớp giảng dạy từ NUS là hai GS Michael Jenkins và Leonhard Keiper; từ Fulbright là TS Nguyễn Chí Hiếu; cùng các học giả, chuyên gia khách mời là lãnh đạo cấp cao tại các tổ chức giáo dục, công ty, tập đoàn đa quốc gia như Linkedin, AWS, Đại học Oxford, i.Value Holdings…
Là những nhà sáng lập, điều hành tổ chức giáo dục Expert Humans, IEG Global cùng kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực đào tạo quản trị thực hành, các giám đốc chương trình đào tạo cho Zalo được đánh giá là những bậc thầy đào tạo cho lãnh đạo từ các tổ chức, doanh nghiệp lớn trên thế giới.
Để phát triển nội dung đào tạo theo đúng định hướng, mục tiêu của Zalo như tầm nhìn, bộ khung năng lực của lãnh đạo, bộ phận HR của tổ chức đã làm việc sâu sát với NUS và Fulbright, nghiên cứu những vấn đề toàn cầu, chia nhỏ chúng thành những điều gần gũi hơn đưa vào nội dung giảng dạy.
GS Michael Jenkins giảng dạy trực tuyến trước khi các học viên Zalo sang thực hiện dự án tại NUS. |
Bên cạnh đó, phương pháp học là yếu tố được quan tâm. “Một khóa học thuần lý thuyết không hẳn sẽ nhàm chán. Tuy vậy, cần có sự cân bằng giữa mô hình, lý thuyết, khái niệm và khơi gợi cho học viên câu hỏi làm sao để ứng dụng kiến thức khi quay trở về tổ chức”, GS Micheal Jenkins - Giám đốc chương trình đào tạo cho Zalo - phân tích.
Nội dung các chương trình học được xây dựng hoàn toàn bằng tiếng Anh, tổ chức giảng dạy tại cả Việt Nam và Singapore. Khóa học tập trung vào việc khai phóng hành trình phát triển bản thân của từng học viên, từ đó có những thay đổi phù hợp cho đội ngũ mà chính họ đang dẫn dắt và quản lý tại Zalo.
Học tập vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ
Được xây dựng như một chương trình đào tạo miniMBA, sau khi vượt qua kỳ thi sát hạch đầu vào, học viên Zalo phải tham gia 80% buổi học, hoàn thành 90% bài tập về nhà là những bài luận phản tư hơn 1.000 chữ. Việc xây dựng chương trình học đòi hỏi cao về thời gian cũng như công sức đã kích thích tinh thần ham học hỏi của đội ngũ quản lý và nhân viên các cấp.
Ngoài lớp học với các giáo sư, học viên Zalo còn tham gia workshop chia sẻ kinh nghiệm quản lý từ các lãnh đạo tại Zalo. |
Chị Nguyễn Thị Mai Anh - thủ khoa khóa đào tạo quản lý của Zalo - thường chủ động đăng ký những khóa học trực tuyến để liên tục nâng cấp bản thân. Khi được công ty đầu tư cho đi học trong giờ làm việc, chị Mai Anh vẫn gặp nhiều thách thức trong việc cân đối quỹ thời gian để hoàn thành khóa học và đảm bảo công việc đạt hiệu quả cao.
Tại Zalo, học tập vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ. Hơn 200 nhân viên quản lý cấp trung của Zalo học viên phải thi sát hạch đầu vào. |
Chị Mai Anh chia sẻ: “Trước và sau từng buổi học, tôi phải đọc tài liệu, bài giảng của thầy, viết luận phản tư những tình huống thực tế trong công việc. Chưa kể, các bài tập nhóm cần thảo luận ngoài giờ học khá nhiều. Áp lực là vậy, nhưng phương pháp học này giúp tôi thẩm thấu kiến thức nhanh và thực tế hơn, từ đó ứng dụng tốt vào công việc”.
GS Markus Leonhard Keiper trực tiếp giảng dạy các học viên từ Zalo tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS). |
Tự nhận biết điểm mạnh, hạn chế trong phong cách quản lý
Một trong những mục tiêu lớn của khóa đào tạo là mang lại cái nhìn đúng đắn về leadership. Đây được xem là công cụ để các quản lý có thể xây dựng lộ trình phát triển bản thân hiệu quả theo bộ khung năng lực mà tổ chức này đề ra.
Theo TS Nguyễn Chí Hiếu, khi ở những nấc thang cao hơn trong sự nghiệp, người lãnh đạo cần phân biệt được sự khác nhau giữa “management” và “leadership”. Những case study, mô hình, đề bài luận phản tư đều phải gắn liền với thực tế công việc.
“Mỗi buổi học chỉ kéo dài 3 tiếng, nhưng những ‘hạt mầm dịch chuyển’ trong tư duy lại rất tích cực. Nếu tiếp tục thói quen học, suy nghĩ, phản biện, phản tư, các học viên dần dần không chỉ là manager giỏi, mà còn là những leader thực thụ”, TS Hiếu cho hay.
TS Nguyễn Chí Hiếu luân phiên di chuyển giữa Mỹ và Việt Nam để giảng dạy cho đội ngũ lãnh đạo Zalo. |
Do tính chất công việc nhanh và quy mô lớn tại Zalo, các quản lý thường tự đúc kết từ kinh nghiệm thực chiến, chứ không có nhiều thời gian hệ thống bài bản hay phản tư, định hình giai đoạn phát triển của đội ngũ hay phong cách lãnh đạo của bản thân. Chính vì vậy, khóa đào tạo này giúp các học viên hệ thống lại, tạo nền tảng tốt dựa trên việc hiểu rõ chính mình và giai đoạn phát triển đội ngũ đang dẫn dắt (theo mô hình của Tuckman Ladder).
Nếu tiếp tục thói quen học, suy nghĩ, phản biện, phản tư, sau khóa đào tạo, các học viên dần không chỉ là manager giỏi, mà còn là những leader thực thụ. |
Những khóa học cho nhân viên nội bộ tại Zalo còn là cơ hội kết nối và gặp gỡ, đặc biệt với cấp quản lý, để có thể hiểu thêm về tư duy, phong cách của mỗi người, từ đó hợp tác, phối hợp tốt hơn trong công việc.
Từ ảnh hưởng tích cực cho bản thân sau khóa học, những lãnh đạo kế cận của Zalo được tin tưởng sẽ tạo ra thay đổi đáng chú ý cho đội nhóm, công ty và cộng đồng.