Văn hóa doanh nghiệp thường chỉ được chú trọng và đầu tư khi doanh nghiệp phát triển và kinh doanh tốt.
Văn hóa phát triển trên nền tảng doanh nghiệp phát triển
Suy cho cùng, lợi nhuận của doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng nhất, thậm chí đứng đầu, để hình thành nên văn hóa doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không thể có uy tín, bảo đảm đời sống cho người lao động hay phục vụ khách hàng, thì văn hóa cũng không có quá nhiều nghĩa lý. Bởi thế, doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả thì mới có thể nói đến việc phát triển văn hóa.
Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng. |
Mỗi doanh nghiệp là sự tập hợp của rất nhiều cá nhân với lối sống, suy nghĩ và phong cách làm việc khác nhau. Khi đó, để bộ máy hoạt động trơn tru, tiết kiệm thời gian, tối ưu năng suất, các cá nhân cần có tầm nhìn, mục tiêu chung cũng như thói quen làm việc chung. Điều đó thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp phát triển.
Ngoài việc tạo thói quen chung, tầm nhìn chung, văn hóa doanh nghiệp cũng cần có sự khác biệt để tạo được “cá tính” so với các doanh nghiệp khác.
Khi văn hóa doanh nghiệp trở thành "giá trị mềm"
Mỗi doanh nghiệp thường có văn hóa riêng nhằm tạo nên cá tính, sự khác biệt. Sàn kết nối tài chính Tima là startup công nghệ với văn hóa doanh nghiệp như vậy.
Bắt đầu với vai trò là một startup công nghệ, mục tiêu có lãi là nhiệm vụ hàng đầu của Tima. Trong những năm 2016-2020, khi mới chân ướt chân ráo bắt đầu khởi nghiệp, Tima tập trung toàn lực phát triển kinh doanh, hỗ trợ khách vay vốn nhanh, tạo chỗ đứng trên thị trường tài chính công nghệ. Khi đó, văn hóa dường như là thứ yếu và mờ nhạt dù đã hiện diện của những mục tiêu, tầm nhìn hay giá trị cốt lõi.
Đến năm 2020, khi đã có chỗ đứng trên thị trường tài chính công nghệ, việc kinh doanh đi vào quỹ đạo, nhân sự bùng nổ, văn hóa Tima bắt đầu được chú trọng và đầu tư. Với tầm nhìn sứ mệnh cụ thể, giá trị cốt lõi đúc kết và ban văn hóa đào tạo liên tục đốc thúc thực hành, hình hài văn hóa Tima dần xuất hiện.
Tại Tima văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng được quan tâm. |
Sau nhiều thay đổi và đúc kết, ban lãnh đạo Tima đưa ra 3 giá trị cốt lõi. Đầu tiên, Integrity - trân trọng lời nói của mình, nhân viên trân trọng lời nói và thực hiện đúng lời mình nói. Trong trường hợp thấy không giữ được lời mình nói, cần thông báo cho những người có liên quan để giải quyết tác động và đưa ra lời hứa mới
Thứ hai là lắng nghe - luôn khách quan khi lắng nghe, không để cảm xúc bị chi phối hay suy diễn lời người khác, nếu chưa rõ cần xác nhận lại ý của người nói
Giá trị thứ ba là chia sẻ - dám chia sẻ quan điểm, suy nghĩ của mình với người khác để thiết lập sự đồng cảm trong các mối quan hệ và đồng thuận trong công việc.
Công nghệ là nền tảng tại Tima. Ở đây, mỗi cá nhân luôn nỗ lực đặt câu hỏi làm thế nào để công nghệ hóa các quy trình hoạt động nhằm ngày càng tối ưu chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh và tạo ra trải nghiệm tốt cho khách hàng.
Ngoài việc đưa ra những tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, Tima cũng thành lập riêng ban văn hóa với kế hoạch tạo ra những chương trình vui chơi, mini game, đưa văn hóa tiếp cận một cách tự nhiên nhất đến từng cá nhân trong doanh nghiệp.
Cùng với ban văn hóa, ban đào tạo Tima hoạt động song song, đưa ra giáo trình và đào tạo đồng bộ cho toàn công ty để nhân viên cũng như ban lãnh đạo có cùng chung văn hóa hoạt động.
Khi văn hóa đã có hình hài cụ thể, mỗi cá nhân từ lãnh đạo đến nhân viên, từ người cũ đến người mới tại sàn tài chính Tima đều tiếp cận thực hành văn hóa nhuần nhuyễn, tạo nên bộ máy vận hành trơn tru với hơn 500 nhân sự và sẽ còn phát triển mạnh hơn trong tương lai.
“Giá trị mềm” của một doanh nghiệp sẽ được thể hiện qua cá tính của doanh nghiệp hay còn gọi văn hóa doanh nghiệp. Với quy mô ngày một lớn, nhân sự ngày một đông, đường lối văn hóa cụ thể, tính cách doanh nghiệp rõ ràng là điều cần thiết và tiên quyết không chỉ với Tima mà bất kỳ doanh nghiệp nào muốn phát triển bền vững.