Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vẫn có cổ phiếu 'x3 tài khoản' trong tháng 1

Thị trường chung khởi đầu năm 2022 không thuận lợi nhưng vẫn có 5 cổ phiếu giúp nhà đầu tư ăn bằng lần trong tháng.

Tthị trường chứng khoán trong tháng đầu tiên của năm 2022 ghi nhận biến động khá lớn về mặt điểm số. VN-Index tăng nhẹ 1,3% lên gần 1.479 điểm tại cuối tháng 1.

Tuy nhiên chỉ số chính nhiều phiên ghi nhận mức tăng giảm đến 30-40 điểm, cùng với đó là hàng loạt cổ phiếu nóng diễn biến theo kiểu tăng trần giảm sàn liên tục.

Bên cạnh chỉ số thì thanh khoản thị trường cũng đi xuống do tâm lý rút một phần tiền nghỉ Tết và sự "đổ vỡ" của nhiều nhóm cổ phiếu mang tính đầu cơ như FLC Group và bất động sản. Tổng giá trị giao dịch bình quân trên toàn thị trường sụt 13% chỉ còn đạt 24.927 tỷ đồng/phiên trong tháng 1.

Xét về mức độ đóng góp, nhóm cổ phiếu ngân hàng nổi lên như một lực đỡ chính cho thị trường, giữ cho các chỉ số biến động không quá tiêu cực. Nhóm này đóng góp 9/10 mã có tác động tích cực nhất tới VN-Index trong tháng trước Tết, dẫn đầu là BID của BIDV và VCB của Vietcombank.

STT Mã CK Tăng giá (%) Mã CK Giảm giá (%)
1 VLA 213 IHK -71
2 ECI 134 SQC -67
3 VUA 110 LCM -57
4 BIG 101 ROS -48
5 BSH 100 NJC -47
6 BMN 98 PFL -45
7 SGC 91 PIS -43
8 CC1 89 HAR -42
9 CCT 72 TLI -42
10S2769PXI-42

Xét về biến động thị giá, mặc dù thị trường chung khá ảm đạm nhưng vẫn có những cái tên giúp "nhân đôi, nhân ba tài khoản" cho nhà đầu tư.

Toàn thị trường chứng khoán ghi nhận đến 999 mã giảm giá trong khi chỉ có 431 mã tăng trong tháng trước Tết. Trong nhóm tích cực nhất vẫn có 5 mã tăng bằng lần.

Dẫn đầu mức độ tăng giá là VLA của Công ty Công nghệ Văn Lang với mức tăng gần 213%, giúp tài khoản nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu này đã nhân 3 chỉ sau một tháng.

Tuy nhiên thanh khoản của VLA khá khiêm tốn khi khối lượng khớp lệnh trung bình trong tháng đầu năm chỉ vỏn vẹn hơn 5.100 cổ phiếu/phiên.

Ở các vị trí tiếp theo còn có EIC của Công ty Bản đồ và Tranh ảnh Giáo dục khi tăng 134% lên mức giá 39.300 đồng. Mã BSH của Công ty Bia Sài Gòn - Hà Nội cũng tăng gấp đôi lên 46.000 đồng. Tuy nhiên hai mã chứng khoán này cũng khá hạn chế về thanh khoản với chỉ vài nghìn cổ phiếu được khớp lệnh mỗi phiên.

Bên cạnh đó, cổ phiếu của 2 doanh nghiệp mới lên sàn trong tháng đầu năm cũng có sự bứt phá lớn. Chứng khoán Stanley Brothers đưa cổ phiếu lên sàn hôm 25/1 và ghi nhận đà tăng 110% lên hơn 39.900 đồng. Công ty BIG Invest Group mang cổ phiếu lên sàn hôm 10/1 và đến nay thị giá tăng gấp đôi lên gần 21.900 đồng.

Ở chiều ngược lại là sự đổ vỡ của nhóm cổ phiếu đầu cơ, chủ yếu do liên quan đến vụ bán chui của ông Trịnh Văn Quyết và việc bỏ cọc đất Thủ Thiêm của Tân Hoàng Minh.

Giảm sâu nhất là IHK của Công ty In Hàng Không khi mất 71% thị giá về 13.500 đồng. Tiếp đến là cổ phiếu đầu cơ của 2 công ty liên quan đến khoáng sản là LCM và SQC.

Tuy nhiên, đáng chú ý nhất là cổ phiếu liên quan đến FLC Group bị bán tháo và nhiều phiên liên tục bị mất thanh khoản khiến nhà đầu tư không thể bán cắt lỗ. Trong đó giảm sâu nhất là ROS của Công ty Xây dựng FLC Faros bị mất phân nửa thị giá, hay các mã ART và FLC giảm gần 40%.

Cổ phiếu bất động sản cũng bị bán tháo rất mạnh trong những ngày cuối tháng 1, trong đó PFL hay HAR đều giảm trên 40%. Cổ phiếu CII cũng mất gần 40%.

CII là mã chứng khoán của Công ty Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM được cho là hưởng lợi lớn nhất nhờ vụ đấu giá Thủ Thiêm. Do vậy, tin tức Tân Hoàng Minh bỏ cọc khiến mã bị bán mạnh và thường xuyên mất thanh khoản.

Lãi lớn nhờ chốt lời cổ phiếu HAG

CTS ghi nhận lãi bán chứng khoán cao đột biến trong quý cuối năm, nhờ đó ghi lãi kỷ lục 386 tỷ đồng cho cả năm 2021.

Huy Lê

Bạn có thể quan tâm