Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Van Bakel và Samson đổi đời ở Việt Nam

Nếu vẫn ở lại quê nhà, Nguyễn Van Bakel và Hoàng Vũ Samson có lẽ không bao giờ vươn tới thành công, sự nổi tiếng và hạnh phúc như khi tới Việt Nam.

Van Bakel Samson anh 1

Trước khi tới Việt Nam, không phải ngoại binh nào cũng là cầu thủ giỏi ở quê nhà. Nhiều người không có sự nghiệp thực sự chuyên nghiệp, không xem bóng đá là công việc chính. Khi gia nhập V.League, tài năng và may mắn giúp họ đạt thành công. Nhiều người thậm chí tìm hạnh phúc riêng, có những điều họ chưa từng có ở quê nhà.

Hai cầu thủ nhập tịch Hoàng Vũ Samson và Nguyễn Van Bakel là tiêu biểu cho trường hợp này.

Có sự nghiệp huy hoàng

Hoàng Vũ Samson sinh năm 1988 trong gia đình khá giả ở Nigeria. Mẹ anh là giảng viên đại học còn bố là kĩ sư điện tử. Sự nghiệp của Samson ở quê nhà không có gì nổi bật. Anh chỉ thực sự trở thành cầu thủ bóng đá sau khi gặp nhà mối giới Trần Tiến Đại trong chuyến đi của ông tới Nigeria tìm kiếm tài năng.

Nhận lời ông Đại, Samson chuyển tới Việt Nam và ngay lập tức tỏa sáng tại Quảng Ninh (hạng Nhất) và Đồng Tháp (V.League). Mùa 2011, anh gia nhập Hà Nội T&T (tên cũ của CLB Hà Nội) và nhập quốc tịch Việt Nam hồi năm 2013.

Giống như Samson, Nguyễn Van Bakel cũng không có sự nghiệp nổi trội ở quê nhà. Trung vệ sinh năm 1983 bị đội hạng Nhất Helmond Sport thải loại năm 22 tuổi, trôi nổi qua hàng loạt đội bóng nhỏ ở hạng dưới. Có những thời kỳ, Van Bakel chỉ tập 2 buổi/1 tuần, luôn tiệc tùng bất kể thắng bại. 28 tuổi, anh mới tới Việt Nam, thi đấu cho Bình Dương, sau đó khoác áo CLB Đồng Nai và ngay lập tức thành công. Năm 2016, Van Bakel nhập quốc tịch Việt Nam.

Giải Nigeria khốc liệt, đẳng cấp hơn V.League rất nhiều.

Hoàng Vũ Samson

Cả hai cầu thủ nhập tịch này đều tìm thấy ánh sáng ở Việt Nam. Nếu vẫn ở Nigeria, Samson có lẽ không bao giờ được chơi bóng chuyên nghiệp. Anh từng thừa nhận với Zing: “Giải Nigeria khốc liệt, đẳng cấp hơn V.League rất nhiều”. Đó cũng là điều hợp lý ở một quốc gia đã tham dự 6 trên 7 kỳ World Cup gần nhất.

Van Bakel cũng tương tự. Trước khi tới Việt Nam, anh không còn chơi bóng chuyên nghiệp, sống vật vờ, ăn chơi quên ngày tháng. Cứ ở lại Hà Lan, anh sẽ không bao giờ đạt được vị thế ngôi sao như đã có tại V.League, khó tìm được cả tiền tài lẫn hạnh phúc.

Việt Nam đã cho Samson và Van Bakel mọi thứ.

Gần một thập niên ở Hà Nội, Samson hai lần giành Vua phá lưới V.League, là chân sút hay nhất giải đấu. Van Bakel cũng có 8 năm ở V.League, từng chơi cho CLB Bình Dương và Thanh Hóa trong thời kỳ hoàng kim của 2 đội này. Anh thậm chí cưới vợ Việt Nam, sinh con và có gia đình hạnh phúc suốt những năm qua.

Nếu tới Việt Nam sớm hơn, họ thậm chí có thể khoác áo tuyển Việt Nam.

Van Bakel Samson anh 2

Nguyễn Van Bakel (giữa) trong màu áo CLB Thanh Hóa. Ảnh: Minh Chiến.

Đến muộn nên lỡ hẹn với tuyển Việt Nam

So về tài năng, Samson và Van Bakel nằm trong nhóm những cầu thủ nhập tịch giỏi nhất lịch sử bóng đá Việt Nam. Bản thân họ cũng nhiều lần bày tỏ mong muốn khoác áo tuyển Việt Nam. Tuy nhiên, họ nhập tịch thành công quá muộn. Samson thành công dân Việt Nam năm 2013, còn Van Bakel năm 2016.

Thời điểm họ đủ điều kiện, tuyển Việt Nam đã không còn mở cửa cho cầu thủ nhập tịch. Cánh cửa ấy chỉ một lần mở ra trong thời gian ngắn dưới triều đại Henrique Calisto. Cũng có 4 cầu thủ nhập tịch được trao cơ hội là Phan Văn Santos. Kế đó, Huỳnh Kesley Alves, Đinh Hoàng La và Đinh Hoàng Max. Những sự cố xảy ra sau đó khiến bóng đá Việt Nam kiên định hơn với quan điểm không trọng dụng cầu thủ nhập tịch.

Van Bakel từng nói: “Tuổi thơ của tôi ở Hà Lan không hạnh phúc vì lớn lên trong gia đình đổ vỡ. Tới Việt Nam, tôi mới tìm được một gia đình, tìm thấy tương lai. Sẽ là vô cùng đặc biệt nếu tôi có thể khoác áo tuyển Việt Nam. Đó sẽ là cơ hội để tôi đền đáp những gì mình đã nhận được từ đất nước và con người Việt Nam”.

Điều Van Bakel mong mỏi cũng là khát vọng của Samson. Chia sẻ với Zing hồi năm 2018, Samson bảo: “Tôi vẫn đang chờ cuộc gọi từ VFF. Bây giờ chưa phải muộn đâu. Tôi đã nỗ lực hết sức, thể hiện khả năng của mình, chứng minh mình đủ trình độ thi đấu cho tuyển quốc gia”.

Van Bakel Samson anh 3

Samson (áo vàng) đã đi qua đỉnh cao sự nghiệp, phải rời CLB Hà Nội và hiện là đội trưởng của Thanh Hóa. Ảnh: Minh Chiến.

Điều mà họ chờ đợi chưa bao giờ xuất hiện.

Thời của Van Bakel và Samson, bóng đá Việt Nam bắt đầu hồi sinh trở lại dưới bàn tay của Toshiya Miura, còn hệ thống đào tạo trẻ bắt đầu bước vụ thu hoạch. Bóng đá Việt Nam cũng hướng về nguồn lực mới mang tên Việt kiều. Sau Đặng Văn Lâm, Martin Lo, Adriano Schmidt đều vào tầm ngắm của thầy Park.

Tài năng trẻ càng dồi dào, nguồn lực Việt kiều càng được xem trọng, cơ hội cho những cầu thủ nhập tịch như Samson hay Van Bakel càng cạn kiệt.

Vấn đề với Samson hay Van Bakel là họ phải thi đấu ít nhất 5 năm trước khi được nhập tịch Việt Nam. Bởi thế, khi đủ điều kiện khoác áo tuyển quốc gia, họ không còn nhiều thời gian. Cuối năm 2018, Van Bakel giải nghệ ở Thanh Hóa. Đầu mùa này, Samson chia tay Hà Nội ở tuổi 32.

Họ vẫn chờ tiếng gọi từ tuyển Việt Nam, nhưng thời gian không dừng lại chờ đợi họ.

Cả Samson và Van Bakel đều sở hữu tài năng không thể tranh cãi, có thời gian dài chơi bóng tại V.League, gắn bó sâu sắc với Việt Nam cả trong và ngoài sân cỏ. Những gì họ đã thể hiện không hề kém cạnh 4 cầu thủ nhập tịch dưới thời Calisto.

'Nếu tuyển Việt Nam gọi cầu thủ nhập tịch, đó phải là Samson' Trung vệ nhập tịch Hoàng Vissai của CLB Hải Phòng cho rằng Samson xứng đáng được cống hiến cho đội tuyển quốc gia Việt Nam.

HLV Troussier thất vọng vì tuyển U19 không thể dự giải Đông Nam Á

HLV trưởng tuyển U19 Việt Nam Philippe Troussier thất vọng khi nhận tin AFF hoãn mọi giải đấu cấp đội tuyển ở Đông Nam Á trong năm 2020.

HLV Park không gọi Văn Lâm, Anh Đức có thể tái xuất

Các cầu thủ đang thi đấu ở nước ngoài như Đặng Văn Lâm chắc chắn vắng mặt khi tuyển Việt Nam tập trung trong tháng 8.

7 năm lưu lạc của người con phố núi chưa đá giây nào cho HAGL

Mọi người hay hỏi Thành Long có muốn về HAGL không? Có chứ. Mỗi năm, khi hợp đồng cho mượn hết hạn, tôi đều trở về HAGL, trở về rồi lại ra đi...

Thanh Hà

Đồ họa: Minh Phúc

Bạn có thể quan tâm