Một bao bì nhựa cần trung bình 10-100 năm để phân hủy, trong khi ống hút, chai nhựa có thời gian lần lượt là 100-500 năm, 450-1.000 năm. Hệ quả do rác thải nhựa để lại ngày càng nghiêm trọng khi khối lượng lên đến hàng tỷ tấn trên toàn cầu. Đáng buồn đó lại là thực trạng mà Trái Đất đang gánh chịu.
Theo báo cáo từ Tạp chí Science vào năm 2017, toàn cầu có 6,3 tỷ tấn rác thải nhựa. Tuy nhiên, chỉ 9% trong số này được tái chế, 12% được đốt, còn lại đến 79% tồn tại trong môi trường tự nhiên.
Nghiên cứu của tổ chức Ellen MacArthur Foundation chỉ ra rằng, mỗi năm, đại dương đón nhận 5-13 triệu tấn rác thải nhựa từ con người. Dự kiến tới năm 2050, rác thải nhựa lênh đênh trên biển có thể đến 13 tỷ tấn, khối lượng này còn nặng hơn cá có trong đại dương.
Tại Việt Nam, thực trạng rác nhựa cũng đang ở mức báo động, trong đó lượng lớn đến từ rác thải rắn trong sinh hoạt ở các đô thị lớn. Báo cáo của Bộ Tài nguyên Môi trường cho biết, năm 2019, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên toàn quốc 64.658 tấn/ngày, tăng đến 46% so với năm 2010. Trong đó, TP.HCM là địa phương có con số phát sinh cao nhất với 9.400 tấn/ngày.
Rác thải nhựa tác động tiêu cực đến môi trường, sức khỏe con người và các hoạt động kinh tế xã hội. |
Đối mặt với những con số biết nói, nhiều năm gần đây, thu gom, phân loại và xử lý rác thải đã trở thành mục tiêu hàng đầu ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Cùng với Chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận và người dân, nhiều doanh nghiệp cũng quyết liệt hơn khi triển khai các giải pháp, chính sách thiết thực để đạt được mục tiêu chung, hướng đến phát triển bền vững.
“Cùng với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam đã có những nỗ lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn thể hiện qua những chiến lược, chính sách quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn, sản xuất và tiêu dùng bền vững, tăng trưởng xanh. Riêng TP.HCM đã nỗ lực hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Việc này rất cần sự chung tay của cộng động doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và ý thức của người dân”, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, chia sẻ.
Hưởng ứng lời kêu gọi chung tay bảo vệ môi trường, ngày 17/3, Tập đoàn Novaland tổ chức lễ ký hợp tác chiến lược với Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (Pro Việt Nam) để xây dựng hệ thống quy trình thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại nguồn tại các công trình của tập đoàn trên địa bàn TP.HCM.
Novaland và Pro Việt Nam thực hiện nghi thức ký kết hợp tác. |
Pro Việt Nam là một trong những tổ chức đi đầu trong công cuộc xử lý rác thải tại nguồn, đóng góp lớn cho việc thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn. Tổ chức này được biết nhiều đến với những hoạt động thúc đẩy hiệu quả tái chế theo bộ nguyên tắc 3R: Reduce - giảm thiểu, reuse - tái sử dụng, recycle - tái chế. Trong đó, recycle - tái chế giữ vai trò chủ đạo, tạo nên vòng đời thứ 2 cho bao bì đã qua sử dụng, giảm thiểu rác nhựa thải ra môi trường.
Ở lần hợp tác này, Pro Việt Nam cùng Novaland xây dựng quy trình thu gom, phân loại rác thải theo quy tắc 3R tại các khu dân cư của tập đoàn. Đồng thời, Pro Việt Nam sẽ phát động nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao ý thức của người dân, đặc biệt là trẻ em trong phối hợp, tham gia vào quá trình thu gom, phân loại rác thải.
Ông Fausto Tazzi - Phó chủ tịch Pro Việt Nam phát biểu tại sự kiện. |
Đề cập đến cách vận hành của chương trình, ông Laurent Levan - Giám đốc và Trưởng ban Vận hành Kỹ thuật của PRO Việt Nam chia sẻ: “ Chương trình hợp tác dựa trên tinh thần giúp các hộ gia đình tăng nhận thức về thu gom, phân loại rác thải. Trong đó, Novaland giữ vai trò kết nối, giúp Pro Việt Nam tiếp cận hơn 1.600 hộ dân cư tại TP.HCM. Còn chúng tôi sẽ cung cấp hệ thống quy trình, cơ sở vật chất, phổ cập kiến thức, tập huấn kỹ năng giúp cư dân có thể phân loại rác thải ngay tại nhà”.
Bên cạnh đó, ông Laurent Levan dành sự tin tưởng lớn vào Novaland bởi tập đoàn có định hướng lâu dài để theo đuổi các giá trị phát triển bền vững. Điều này cùng chung sứ mệnh thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn của Pro Việt Nam. Ông Laurent Levan kỳ vọng với một mục tiêu chung, cải hai sẽ góp phần giúp Việt Nam ngày càng xanh - sạch - đẹp.
Lễ ký kết hợp tác có sự góp mặt của bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ - Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường. |
Theo ông Bùi Xuân Huy - CEO Tập đoàn Novaland, trong 29 năm hình thành và phát triển, Novaland đã xây dựng hoàn thiện chiến lược phát triển đảm bảo hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng và các hoạt động bảo vì môi trường theo định hướng xanh và phát triển bền vững. Chương trình hợp tác với Pro Việt Nam một lần nữa khẳng định trách nhiệm của tập đoàn với chất lượng đời sống cư dân, môi trường, xã hội và cộng đồng.
“Tập đoàn đã và đang tăng cường công tác quản lý nhằm kiểm soát các tác động ảnh hưởng đến môi trường, đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên. Đồng thời, chúng tôi nỗ lực nghiên cứu triển khai các sản phẩm công trình thông minh nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Thông qua chương trình hợp tác này, chúng tôi kỳ vọng tăng cường nhận thức của người dân đối với việc thu gom, phân loại rác thải tại nhà, khu chung cư”, ông Huy cho hay.
Bên cạnh nỗ lực thực hiện mục tiêu xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn và bảo vệ môi trường, qua chương lần này, Tập đoàn Novaland cho thấy sự chú trọng đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống cư dân. Từ không gian sống không rác thải, hòa hợp với tự nhiên, tập đoàn mong muốn cư dân được tận hưởng bầu không khí trong lành, tăng cường sức khỏe và nạp năng lượng tích cực. Quan trọng hơn, con em của cư dân được lớn lên và trưởng thành trong một cộng đồng dân cư văn minh, hiện đại.
Bình luận