Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Uống nước sát khuẩn tay thay rượu, 10 người đàn ông Ấn Độ tử vong

Không mua được rượu tại các cửa hàng, nhóm đàn ông ở Ấn Độ chọn uống nước sát khuẩn tay chứa cồn. Mười người trong số đó đã tử vong.

Channel News Asia đưa tin sự việc xảy ra tại thị trấn Kurichedu, bang Andhra Pradesh, Ấn Độ. Mười người đàn ông tại đây đã tử vong sau khi uống nước sát khuẩn tay chứa cồn. Hành động này xuất phát từ việc các cửa hàng đóng cửa trong bối cảnh giãn cách xã hội vì dịch Covid-19.

Siddharth Kaushal, đại diện cảnh sát thị trấn Kurichedu, trả lời phỏng vấn của Reuters: “Một số người nghiện rượu nặng không tìm được đồ uống nên đã chọn nước sát khuẩn chứa cồn để thay thế. Các sản phẩm này luôn có sẵn và có thể mua tại bất kỳ cửa hàng nào”.

Ông Siddharth cho biết thêm khá nhiều đàn ông tại địa phương này chọn cách trên. Một số bệnh nhân ngộ độc may mắn thoát chết và xuất viện. Trong những người mất mạng, một số nạn nhân có các vấn đề về sức khỏe từ trước.

Uong nuoc sat khuan tay thay ruou anh 1

Không mua được rượu, nhiều người đàn ông tại Ấn Độ chọn cách uống nước sát khuẩn chứa cồn. Ảnh: Freepik.

Giới chức Ấn Độ cho phép mở cửa lại các hoạt động kinh tế sau thời gian giãn cách, cách ly toàn xã hội vì dịch Covid-19. Nhiều tiểu bang, trong đó có Andhra Pradesh, vẫn thực hiện các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt bởi số ca nhiễm SARS-CoV-2 cao. Thị trấn Kurichedu là khu vực đang áp dụng lệnh giãn cách, toàn bộ hàng quán vẫn chưa được mở lại.

Ngày 31/7, Ấn Độ ghi nhận số ca mắc Covid-19 tăng hơn 55.000 trường hợp trong vòng 24 giờ. Cơ quan y tế tại đây đã thực hiện chiến dịch xét nghiệm axit nucleic lên tới 1 triệu xét nghiệm/ngày trước bối cảnh phức tạp của dịch.

Ấn Độ chấp thuận sử dụng thuốc vảy nến trong điều trị Covid-19

Thuốc Itolizumab của công ty Dược phẩm sinh học Biocon Limited ở Ấn Độ vừa được chấp thuận sử dụng cho những bệnh nhân mắc Covid-19.

Vì sao virus SARS-CoV-2 có nhiều chủng và biến thể?

SARS-CoV-2 liên tục sản sinh biến thể mới kể từ khi bùng phát cuối năm 2019. Nghiên cứu của WHO cho thấy có khoảng 5.800 biến thể.

Thiên Nhan

Bạn có thể quan tâm