Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ứng dụng huyền thoại của K-Pop biến mất

V Live, nền tảng phát trực tuyến của hơn 1.200 nghệ sĩ Hàn Quốc đã chính thức dừng hoạt động. Nó sẽ được tích hợp vào app Weverse, do HYPE quản lý.

V Live bị tích hợp vào nền tảng Weverse của công ty HYPE. Ảnh: Mashable.

V Live là ứng dụng phát trực tiếp có sức ảnh hưởng lớn đến nền công nghiệp giải trí Hàn Quốc. Nó góp phần đưa K-Pop trở nên phổ biến trên toàn cầu. Tuy nhiên, V Live sắp chìm vào dĩ vãng. Ứng dụng này đã được tích hợp vào nền tảng tương tác cùng người hâm mộ Weverse.

V Live được tạo ra bởi Naver từ 2015. Đây là nơi ca sĩ, diễn viên Hàn Quốc có thể phát trực tuyến, trò chuyện cùng fan. Sau đó, ứng dụng này chịu sự cạnh tranh lớn từ các startup khác như Meerkat và Periscope cùng Twitch. Tính năng live-stream cũng nhanh chóng được cập nhật ở Facebook, YouTube và Instagram vào 2016.

V live dong cua anh 1

Trước khi bị đóng cửa, V Live có sự tham gia của 1.200 nghệ sĩ Hàn Quốc. Ảnh: V Live.

Trong số đó, V Live vẫn chiếm ưu thế bởi Naver cung cấp môi trường hoạt động được kiểm duyệt chặt chẽ cho các nghệ sĩ. Nó được sử dụng rộng rãi trong ngành giải trí Hàn Quốc với hơn 1.200 ca sĩ, diễn viên tham gia. Ngoài phát sóng trực tiếp, V Live còn lưu trữ nội dung gốc của các chương trình thực tế, video biểu diễn.

Xem V Live từ các nghệ sĩ là một phần văn hóa của fan K-Pop. Ví dụ, thay vì những màn ăn mừng như thông thường, nhóm BTS đã nhanh chóng về phòng khách sạn và phát sóng trên V Live sau khi nhận giải Grammy. Kênh V Live của nhóm nhạc này hiện có 12 tỷ lượt xem và 2 tỷ bình luận.

Trước khi bị xóa khỏi chợ ứng dụng, V Live đạt khoảng 50 triệu lượt tải từ cửa hàng Google. Similar Web cho biết mỗi tháng nền tảng này có khoảng 5,5 triệu lượt truy cập.

Việc đóng cửa V Live và tích hợp nó vào Weverse lần đầu được đề cập hồi tháng 1/2021. Trong đó, Weverse là một sản phẩm thuộc HYPE, tập đoàn giải trí quản lý BTS. Từ tháng 8, các nghệ sĩ của tập đoàn này như TXT, Seventeen và Enhypen đã phát trực tuyến độc quyền ở nền tảng tương tác nói trên.

Trả lời Mashable, đại diện Weverse cho biết họ cung cấp tùy chọn cho các nghệ sĩ có thể tải toàn bộ nội dung xuống ngoại tuyến khi bắt đầu tích hợp. Ngoài ra, các ca sĩ, diễn viên có thể chọn ký kết với nền tảng này để chuyển các clip sang.

Trên mạng xã hội, nhiều người hâm mộ thể hiện sự tiếc nuối khi thư viện chứa các video của idol sắp biến mất. Trước khi V Live bị đóng cửa, nhiều fandom đã kêu gọi cùng cứu lấy nội dung. Họ tìm cách tải từng video xuống và lưu trữ nó ở nơi khác. Tuy nhiên, những bình luận, tương tác từ người hâm mộ khó được bảo toàn.

Trong 6 năm hoạt động, V Live gắn liền với một giai đoạn phát triển và thay đổi của K-Pop. Ngoài cách chuyển sang Weverse, các nghệ sĩ có nhiều kênh khác để tương tác với người hâm mộ sau khi V Live bị đóng cửa. Tuy nhiên, trải nghiệm thân thuộc của người hâm mộ cùng kho dữ liệu khổng lồ là phần khó chuyển đổi.

Những chiếc bẫy vô hình trên mạng xã hội

Cuốn sách Vũ trụ kĩ thuật số của giáo sư Kim Sang Kyun đã đi sâu phân tích, mổ xẻ một cách tường tận, những tác động các thiết bị thông minh, thế giới ảo và mạng xã hội trong cuộc sống hiện đại.

Các tỷ phú công nghệ Trung Quốc sẽ nói nhiều hơn trong năm nay

Người dùng mạng xã hội sẽ tiếp tục được nghe các triết lý công nghệ và self-help từ các ông lớn trong ngành công nghệ Trung Quốc sau 2 năm vắng bóng.

Cách xóa thông tin cá nhân trên Internet bằng iPhone

Hiện nay, rất nhiều trang web và dịch vụ Internet đang hạn chế người dùng xóa tài khoản, tuy nhiên, một mẹo đơn giản trên iOS có thể giúp ta làm điều này.

AI vẽ tranh đang 'cướp' nghề của họa sĩ

Nếu trí tuệ nhân tạo (AI) thông thường chỉ được dùng để giải các thuật toán, một xu hướng mới mang tên AI nghệ thuật đang khiến nhiều nghệ sĩ phải đau đầu.

Xuân Sang

Bạn có thể quan tâm