Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

U23 Việt Nam cần cái đầu lạnh

ĐT U23 Việt Nam có thể vẫn còn những hạn chế nhất định về mặt chuyên môn ở SEA Games 26. Song về tinh thần chiến đấu máu lửa của các chàng trai trẻ thì có lẽ chẳng ai có thể phàn nàn...

U23 Việt Nam cần cái đầu lạnh

ĐT U23 Việt Nam có thể vẫn còn những hạn chế nhất định về mặt chuyên môn ở SEA Games 26. Song về tinh thần chiến đấu máu lửa của các chàng trai trẻ thì có lẽ chẳng ai có thể phàn nàn...

>> Thua Việt Nam, HLV Đông Timor trách cầu thủ phạm lỗi ngu ngốc
>> Hạ gục Đông Timor, U23 Việt Nam rộng cửa vào bán kết

Tuy nhiên, trong những trận chiến khắc nghiệt và manh tính knock-out thì bên cạnh con tim nóng cũng cần lắm một cái đầu lạnh…

Ở một môi trường đầy tính tranh sáng, tranh tối như bóng đá Việt Nam thì đôi khi đá thật cho dân tin còn quan trọng và giá trị hơn đá hay. Và tại SEA Games lần này chí ít các cầu thủ của chúng ta cũng đã thể hiện được sự nhiệt huyết, quyết tâm chinh phục mãnh liệt của mình.

U23 Việt Nam cần cái đầu lạnh

Chu Ngọc Anh lăn xả tranh chấp với cầu thủ có thể hình vượt trội hơn

Nhìn Long Giang, Văn Hoàn thi đấu lăn xả với một bên chân quấn băng; Thành Lương, Trọng Hoàng, Văn Quyết… ra sức cày ải, tả xung hữu đột trước các cầu thủ Đông Timor vượt trội về thể hình chắc hẳn những người hâm mộ cả nước ít nhiều cũng có thể hài lòng về thái độ thi đấu, tinh thần quyết chiến, quyết thắng của các học trò của Falko Goetz.

Dù vậy, cái gì cũng có tính chất 2 mặt. Ở khía cạnh nào đó, dường như việc đặt quá nhiều khát khao thỏa giấc mơ vàng khiến cho các cầu thủ ĐT U23 đã tự tạo ra sức ép lên bản thân, dẫn đến những pha xử lý không thực sự hợp lý.

Điển hình như trường hợp của đội trưởng Thành Lương. Trong trận đấu gặp Đông Timor, tiền vệ mang áo số 19 này đã có 2 pha dứt điểm cận thành không chính xác (một đi vọt xà trong hiệp 2, một đi chệch cột dọc ở hiệp 1). Điều đáng nói đó đều là các tình huống mà nếu cầu thủ thuộc biến chế Hà Nội ACB (nay là CLB Hà Nội) chơi đồng đội thì cơ hội ăn bàn của ĐT U23 Việt Nam sẽ rõ ràng hơn rất nhiều.

Thực tế, không phải chỉ ở trận đấu này Thành Lương mới có dấu hiệu nôn nóng như vậy. Tại các trận đấu trước cũng không ít lần chàng trai nhỏ con quê Hà Tây này có những pha bóng quá cá nhân như vậy. Mà cũng không chỉ Lương “dị” mà còn nhiều cầu thủ khác như Hoàng Thiên, Văn Quyết hay Văn Thắng cũng tỏ ra nóng vội, “tham ăn” trong một số tình huống nhất định.

U23 Việt Nam cần cái đầu lạnh

Các cầu thủ U23 VN quá nóng vội trong khâu dứt điểm

Thậm chí cũng chính vì tính quá cá nhân của các học trò, mà ở trận gặp Myanmar, HLV Falko Goetz đã phải cực chẳng đã rút Hoàng Thiên ra chỉ sau vỏn vẹn có 20 phút cầu thủ này được vào sân thay người (chính vị chiến lược gia người Đức đã lí giải như vậy sau trận đấu).

Đành rằng thông cảm với các cầu thủ trẻ là họ đều đang rất muốn khẳng định, thể hiện mình, đều đang chịu nhiều áp lực và muốn trút bỏ nó bằng những dấu ấn cá nhân. Thế nhưng, cần nhớ rằng bóng đá là một môn thể thao đề cao tính đồng đội. Và sở dĩ nó được coi là môn thể thao vua cũng chính vì tính tập thể của nó. Một đội bóng có thể sở hữu nhiều cá nhân xuất sắc nhưng chưa chắc đó đã là cỗ máy chiến thắng nếu như những mảnh ghép đó không tìm được tiếng nói chung. Ngược lại một đội bóng yếu vẫn có thể có được những thành công nếu gắn kết và có tổ chức tốt.

Với ĐT U23 Việt Nam cũng vậy. Đây là lúc các cầu thủ cần phải cùng nhìn về một hướng, hi sinh vì đại cục. Một cá nhân có thể không tỏa sáng nhưng điều đó chẳng quan trọng bằng việc đội nhà có thành công hay không. Giống như châm ngôn nổi tiếng: “Một người vì mọi người” trong tác phẩm kinh điển “Ba chàng lính ngự lâm” của văn hào Alexandre Dumas.

Chỉ khi các cầu thủ tháo gỡ được những vướng mắc về tư tưởng của mình thì lúc đó họ mới có được cái đầu lạnh cần thiết để đi đến tận cùng khám phá. Hãy tin và hi vọng thế!

Đức Phan

Ảnh: Lâm Thỏa

Bưu điện Việt Nam

Bưu điện Việt Nam

Bạn có thể quan tâm