Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Type chàng trai khỏe trong truyện cổ tích thần kì Việt Nam và Ấn Độ

Chàng trai khỏe và những người bạn đồng hành có khả năng khác thường là một trong những type truyện cổ tích thần kì tiêu biểu của Việt Nam và Ấn Độ.

Việt Nam và Ấn Độ trong quá trình phát triển đã sáng tạo nên một nền văn hóa đa dạng, phong phú với nhiều giá trị vật chất và giá trị tinh thần quý báu.

Kho tàng truyện cổ tích dân gian mỗi nước là một giá trị văn hóa độc đáo, một di sản văn hóa phi vật thể quý giá, có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi dân tộc.

Hai kiểu truyện giống nhau trong kho tàng truyện cổ Việt Nam và Ấn Độ

Sách chuyên khảo Một số type truyện cổ tích thần kì Việt Nam và Ấn Độ dưới góc nhìn so sánh của tác giả Nguyễn Thị Thu Trang (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020) không chỉ hướng tới việc nhận thức rõ hơn về bản chất và đặc trưng của truyện cổ tích thần kì của mỗi nước, mà còn tìm những mối quan hệ ảnh hưởng do quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa của Việt Nam và Ấn Độ.

Ngoài việc làm rõ những vấn đề mang tính lý luận, cuốn sách đã nhận diện và lựa chọn hai nhóm type (type chỉ một tập hợp những truyện có cùng một cốt kể, thuộc cùng một kiểu truyện, hay một truyện đơn vị) tiêu biểu của truyện cổ tích Việt Nam và Ấn Độ để tập trung nghiên cứu là: "Chàng trai khỏe và những người bạn đồng hành có khả năng khác thường" và "Người tốt bụng được ban thưởng và kẻ xấu bụng bị trừng phạt".

Co tich than ki Viet Nam - An Do anh 1

Sách Một số type truyện cổ tích thần kì Việt Nam và Ấn Độ dưới góc nhìn so sánh. Nguồn: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Chàng trai khỏe và những người bạn đồng hành có khả năng khác thường là kiểu truyện tập hợp nhiều bản truyện kể về nhân vật chàng trai khỏe có tài năng và sức khỏe phi thường, thử tài và chinh phục được những người bạn đồng hành có sức khỏe và có tài lạ.

Họ lên đường thực hiện những nhiệm vụ khó khăn hay tìm kiếm những cuộc phiêu lưu. Họ luôn đoàn kết với nhau tạo thành sức mạnh tập thể để chiến thắng những thế lực hung ác, lập chiến công to lớn, đem lại sự bình yên cho cộng đồng.

Những truyện của Việt Nam thuộc nhóm type truyện này: Lê Như Hổ, Bốn anh tài (Kinh); Ba chàng trai khỏe (Phù Lá); Sáu chàng trai khỏe, Ba chàng trai tài giỏi, Chín chàng trai kì tài (H’mông); Chàng Voi, Bảy dũng sĩ chọi vua Man (Thái)…

Những truyện của Ấn Độ thuộc nhóm type truyện này: Bảy nhà vô địch, Người đấu voi, Chàng thợ gốm thông minh, Jau Bahàdur và những gã khổng lồ, Câu chuyện về bốn gã khổng lồ, Hoàng tử có trái tim sư tử và ba người bạn

Còn nhóm type Người tốt bụng được ban thưởng và người xấu bụng bị trừng phạt thì gồm nhiều bản truyện kể về những nhân vật tốt bụng, hiền lành, chăm chỉ, trung thực, nhân hậu như: Đứa trẻ mồ côi, đứa con riêng, người em út, chàng trai nông dân nghèo, vị hoàng tử út, cô gái con vị thầy tu…

Đối lập với những nhân vật tốt bụng là những nhân vật xấu bụng, lười biếng, tham lam, độc ác, keo kiệt và nhẫn tâm như người anh, chị dâu, mẹ con mụ dì ghẻ, người cha lấy vợ lẽ, lão địa chủ, phú ông, tên nhà giàu…

Nhân vật tốt bụng thường bị những thế lực có quyền lực, có địa vị, giàu có bóc lột, bắt nạt hay đối xử nhẫn tâm.

Nhân vật tốt bụng đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp của mình trong mọi hoàn cảnh, họ nhận được sự trợ giúp thần kì và đổi đời. Còn những nhân vật xấu bụng đã bộc lộ bản chất độc ác, xấu xa nên bị trừng phạt thích đáng.

Những truyện của Việt Nam thuộc nhóm type truyện này: Chiếc thoi vàng, Tấm Cám, Tấm lòng vàng, Cái ang vàng, Người anh tham lam, Tấm da trâu, Cây khế, Hai anh em và con chó đá…

Những truyện của Ấn Độ thuộc nhóm type truyện này: Khiêm nhường được đền đáp và kiêu căng bị trừng phạt, Người vợ trọc đầu, Mẹ vợ biến thành lừa, Câu chuyện về con chó cái, Bâpkhâdi (Một biến thể của Lọ Lem), Chuyện một mụ phù thủy, Người mẹ kế và đứa con gái xấu xa…

Co tich than ki Viet Nam - An Do anh 2

Tranh minh họa truyện cổ Ấn Độ.

Nguồn tư liệu về truyện cổ Ấn Độ

Từ việc nhận diện và lựa chọn hai nhóm type tiêu biểu, cuốn sách đã dùng một nguồn tư liệu phong phú, cụ thể là khảo sát, phân tích, so sánh về phương diện kết cấu và motif (thường gặp trong truyện kể truyền thống, có thể là những tạo vật khác thường như thần linh, người mẹ ghẻ ác nghiệt…) của 16 type cổ tích thần kỳ, tương đương 131 bản truyện (96 truyện của Việt Nam và 35 truyện của Ấn Độ).

Trên cơ sở đó, cuốn sách làm sáng tỏ những giá trị đặc sắc, những tương đồng và khác biệt, nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt trong truyện cổ tích thần kì Việt Nam và Ấn Độ: Từ yếu tố do đặc trưng loại hình, thời đại ra đời của truyện cổ tích thần kì, điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái, lịch sử văn hóa tộc người, phong tục tập quán, ảnh hưởng của tôn giáo tín ngưỡng, cách tư duy…

Một đóng góp quan trọng của cuốn sách là tác giả Nguyễn Thị Thu Trang đã dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt 30 bản truyện cổ tích thần kì của Ấn Độ (một số được tập hợp trong phụ lục cuốn sách). Nguồn tư liệu này không chỉ trực tiếp giúp cho việc khảo cứu của tác giả, mà góp phần bổ sung tư liệu về truyện cổ Ấn Độ.

Nguồn tư liệu này còn giúp bạn đọc hiểu biết thêm về văn hóa đất nước và con người Ấn Độ và là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu và giảng dạy những môn học liên quan.

Cổ tích không chỉ dành cho trẻ em

Hơn 100 năm trôi qua, chúng ta vẫn tìm được nhiều giá trị trong truyện cổ tích của Andersen. Đó không chỉ là chuyện thần tiên cho trẻ em, mà gửi nhiều thông điệp tới người lớn.

Truyen co tich danh cho ai? hinh anh

Truyện cổ tích dành cho ai?

0

Người lớn thường không đọc truyện cổ tích vì cho rằng đây là thể loại chỉ dành cho trẻ em. Chính điều này khiến truyện cổ tích chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn.

Minh Châu

Bạn có thể quan tâm