Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TV 8K: Sự khác biệt không chỉ ở con số, mà là ở trải nghiệm người dùng

Độ phân giải TV đạt đến những chuẩn mới chỉ sau vài năm có thể khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: đâu là giới hạn cảm nhận của mắt người?

Cuộc cách mạng về độ phân giải trên TV vẫn đang liên tục diễn ra. Trong năm 2019, 8K sẽ là độ phân giải phổ biến trên những chiếc TV hàng đầu. Tại Triển lãm hàng tiêu dùng điện tử CES 2019, TV 8K đã trở thành điểm nhấn đáng chú ý nhất.

Samsung, hãng sản xuất TV số 1 thế giới, đã mang tới dòng TV QLED Q900 độ phân giải 8K, trong đó mẫu có kích thước lớn nhất lên tới 98 inch. Đây không còn là một sản phẩm ở tương lai, bởi mẫu TV mới đã được bán từ ngày 14/1. Trải nghiệm TV 8K đã đến rất gần người dùng.

Samsung,  TV 8K,  CES 2019 anh 1
Hình ảnh không chỉ được thu nhận bằng mắt, nó còn được xử lý bởi bộ não của con người.

Dù vậy, giống như khi TV 4K ra mắt vào năm 2010, nhiều người dùng vẫn còn đặt ra câu hỏi: liệu độ phân giải 8K có cần thiết? Phải chăng độ phân giải 8K đã vượt qua những gì mà mắt người cảm nhận được?

Đó cũng là câu hỏi mà Tiến sĩ Kyoung-Min Lee, Đại học Quốc gia Seoul đã đặt ra. Tháng 11/2018, ông Kyoung-Min Lee đã công bố câu trả lời của mình. Đơn giản, khi chúng ta nhìn vào một hình ảnh, đôi mắt thu nạp hình ảnh nhưng chính bộ não mới là nơi tiếp nhận, xử lý hình ảnh. Trong thực tế, bộ não hoàn toàn có khả năng nhận thức sâu hơn những gì mà đôi mắt nhìn thấy.

“Bộ não nhận thức độ sâu dựa trên các tín hiệu võng mạc”, ông Lee cho biết. Nói cách khác, đôi mắt của con người có thể “nhìn” nhưng bộ não mới thực sự “nhìn thấy”.

Bộ não có khả năng phân tích hình ảnh, đem lại nhận thức mà không hề bị giới hạn bởi đôi mắt. Hãy lấy ví dụ một đường chéo. Nếu nhìn ngoài đời, bạn sẽ thấy nó là một đường thẳng, nhưng nếu nhìn vào màn hình TV độ phân giải thấp, bạn hoàn toàn có thể nhận ra đây thực chất chỉ là những điểm nối tiếp theo dạng bậc thang.

Sự khác biệt này, được gọi với thuật ngữ “sự khác biệt vừa đủ để nhận ra” – JND, chính là thứ khiến chúng ta có thể cảm nhận sự “không thật” khi hình ảnh được hiển thị trên TV. Để bù đắp lại, bộ não sẽ phải làm việc để xử lý hình ảnh đã hiển thị, nhằm giúp chúng ta “hiểu” được thông tin đúng.

Samsung,  TV 8K,  CES 2019 anh 2
Tiến sĩ Kyoung Min Lee, Đại học Quốc gia Seoul đã thực hiện nhiều nghiên cứu về độ phân giải màn hình với khả năng thu nhận thông tin của con người.

Màn hình có độ phân giải càng cao thì càng thể hiện được nhiều chi tiết, nhờ vậy bộ não sẽ làm việc ít hơn để thu nhận hình ảnh. Nói cách khác, màn hình độ phân giải cao sẽ giúp chúng ta tiết kiệm năng lượng để thưởng thức nhiều yếu tố khác thay vì chỉ là hình ảnh.

“Đó là lý do bạn trở nên mệt mỏi sau khi xem màn hình độ phân giải thấp trong thời gian dài”, ông Lee phân tích.

“Với một chiếc TV 8K, bộ não của bạn có thể tiết kiệm nhiều năng lượng hơn cho cốt truyện, câu chuyện và trải nghiệm, thay vì phải lọc những yếu tố tạo hình chưa đủ tốt”.

Khi đặt hai chiếc TV với độ phân giải 4K và 8K cạnh nhau, bạn có thể không nhận ra ngay sự khác biệt. Tuy nhiên, Tiến sĩ Lee cho rằng dần dần người xem sẽ cảm nhận được độ sâu của hình ảnh mà mình ghi nhận được.

Bộ não người có khả năng phân tích và tạo ra những suy đoán từ thông tin mà nó thu nhận được. Khi chúng ta nhìn hình ảnh ngoài đời thực, khoảng cách của các vật thể được thu nhận lại đầy đủ, tạo ra độ sâu của hình ảnh. Tuy nhiên khi nhìn vào một màn hình phẳng, bộ não sẽ gặp khó khăn để nhận biết được điều này.

Samsung,  TV 8K,  CES 2019 anh 3
Độ phân giải cao hơn trên TV 8K không chỉ khiến người xem thư giãn hơn, mà còn giúp chúng ta nhận biết chiều sâu của hình ảnh tốt hơn.

Sự cải thiện, dù có thể là nhỏ, ở độ phân giải giúp cho TV 8K mang lại trải nghiệm sâu sắc hơn. Do vậy, sự khác biệt mà độ phân giải mới mang lại không chỉ là con số hay những điểm ảnh rời rạc, mà nó đến từ cảm xúc, trải nghiệm thực tế.

Chính vì thế, 8K không phải là điểm đến cuối cùng. Độ phân giải càng cao, TV càng mang lại hình ảnh và trải nghiệm chất lượng hơn.

“Không có giới hạn cho độ phân giải mà chúng ta nên nhắm tới”, ông nói. “Chúng ta cần TV 16K, 32K và cao hơn thế nữa”.




Tuấn Anh - Giang Anh Đức

Bạn có thể quan tâm