Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TV 3D - khoản đầu tư lãng phí

Sau một thời gian được ưa chuộng, giờ đây TV 3D không còn được người tiêu dùng lựa chọn, vì loại TV này vẫn chưa khắc phục hết những hạn chế và trở ngại.

TV 3D - khoản đầu tư lãng phí

Sau một thời gian được ưa chuộng, giờ đây TV 3D không còn được người tiêu dùng lựa chọn, vì loại TV này vẫn chưa khắc phục hết những hạn chế và trở ngại.

Lãng phí

Chiều 14/1, chúng tôi có mặt tại một số siêu thị điện máy trên đường Cầu Giấy, Tây Sơn (Hà Nội). Theo quan sát, khách hàng đến tham quan và tìm hiểu thông tin về TV 3D không phải là ít. Tuy nhiên, sau khi tham khảo giá cả, nhiều người lắc đầu. Bản thân phóng viên cũng được người bán hàng đưa kính 3D để được tận hưởng cảm giác thực. Tuy nhiên, chỉ xem được khoảng 10 phút, chúng tôi cảm thấy bị mỏi mắt và thấy hình có bóng (hiện tượng bóng ma).

Khi mang những băn khoăn của người tiêu dùng về TV 3D đến hỏi tiến sĩ Phạm Đắc Bi - hội vô tuyến điện tử Việt Nam, ông cho biết, nếu có ý định thay TV cũng không mua TV 3D.

Lý do đầu tiên là tính đến thời điểm này, tuy TV 3D đã tràn ngập thị trường, nhưng nội dung 3D thì gần như chưa có gì, ngoài một số bộ phim và clip ca nhạc làm theo chuẩn 3D, trong khi các chương trình khác vẫn dừng lại ở công nghệ 2D. Đặc biệt là ở nước ta, các chương trình làm theo công nghệ 3D thuộc loại đếm trên đầu ngón tay. Bỏ một số tiền lớn để sắm một chiếc TV 3D về xem 2D là lãng phí.

TV 3D đã có mặt vài năm, song nội dung phim 3D vẫn nghèo nàn.

Hơn thế, xem 3D khá vướng vì phải đeo kính. Nếu vào rạp đeo kính vài tiếng thì không sao, nhưng ở nhà, không thể lúc nào cũng kè kè chiếc kính. Đấy là chưa kể, có loại kính còn phải sạc pin hay hạn chế về góc nhìn.

Hiện nay, bên cạnh công nghệ 3D màn hình chủ động đã hiện diện loại công nghệ thụ động. Công nghệ thụ động thể hiện rất rõ trên kính xem phim như nhẹ, không phải dùng pin sạc, giá thành rẻ... Tuy nhiên, nhược điểm của 3D thụ động đó là góc nhìn theo chiều ngang hẹp và độ phân giải kém. Hơn thế, công nghệ 3D sử dụng nhiều cảnh động nên khi xem phải rất tập trung, khiến cho cả mắt, cả thần kinh đều bị mỏi. Nếu vào rạp xem vài tiếng thì không sao. Nhưng ngày nào cũng xem hình ảnh 3D thì sẽ rất mỏi mắt.

Đa chức năng hay hiệu quả sử dụng?

Tiến sĩ Phạm Đắc Bi cho rằng, công nghệ 3D thì không bàn cãi, bởi ngoài chức năng 3D, TV 3D còn tích hợp nhiều tính năng khác như kết nối Intenet... Đối với những người ưa thích các tính năng, thì TV 3D là lựa chọn không tồi. Tuy nhiên, nếu muốn mua TV theo hiệu quả sử dụng thì nên tính toán đến cả sự hợp lý và chưa hợp lý của nó trước khi lựa chọn. Bởi đối với TV, cái quan trọng là độ phân giải của màn hình, âm thanh, hình ảnh...

Việc nhiều chức năng nhưng không sử dụng hoặc không sử dụng hết tính năng trong khi giá thành không rẻ thì rất lãng phí. Hơn thế, quá nhiều chức năng được tính hợp trong một sản phẩm đôi khi còn làm giảm tuổi thọ của sản phẩm. Đây chính là lý do vì sao những chiếc TV đời cũ luôn được cho là "nồi đồng cối đá" hơn những chiếc TV đời mới.

Tiến sĩ Phạm Đắc Bi cho rằng, TV 3D chỉ thật hoàn hảo khi công nghệ không dùng kính ra đời. Ngoài ra, phần nội dung 3D phải thực sự phong phú hơn. Tiến sĩ Phạm Đắc Bi dự đoán, trong vài năm tới, những mẫu TV siêu nét 4K, 8K mới là sản phẩm chiếm lĩnh thị trường và trở thành trào lưu mới.

Theo Kiến thức

Theo Kiến thức

Bạn có thể quan tâm