Theo The Thaiger, tiến sĩ Anan Jongkaewwattana nhấn mạnh nCoV ảnh hưởng tế bào T tương tự cách mà HIV hoạt động, song, kết quả mà chúng ta nhận được hoàn toàn khác nhau.
TS Anan Jongkaewwattana là nhà virus học hàng đầu của Thái Lan, đang công tác tại Trung tâm Quốc gia về Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ Sinh học. Ông sử dụng kết quả của một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature để minh chứng cho kết luận của mình.
Nghiên cứu phát hiện ra các tế bào T bị nhiễm bệnh sẽ tự tiêu diệt, dẫn đến giảm lượng bạch cầu. nCoV cũng lây nhiễm sang các tế bào T thông qua thụ thể protein. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa nCoV và HIV là tuổi thọ của các tế bào bị nhiễm bệnh.
SARS-CoV-2 giết chết các tế bào T, khiến rất ít virus có thể nhân đôi từ tế bào này. Trong khi đó, ở người nhiễm HIV, virus có thể sử dụng tế bào T CD4 làm bàn đạp để chúng tái tạo.
Theo Nation Thailand, TS Anan nhấn mạnh HIV cũng có thể đưa axit ribonucleic của nó vào DNA vật chủ. Trong khi đó, RNA là thứ mang mã di truyền của virus. Khi tế bào T được kích hoạt và nhân lên, RNA sẽ lây lan giữa các tế bào, khiến chúng tái sản xuất virus nhiều lần, không thể bị tiêu diệt.
Nhưng SARS-CoV-2 giết chết hoàn toàn các tế bào T bị nhiễm bệnh. Kết quả là nCoV không nhân lên nhờ tế bào T và RNA của virus không trộn lẫn với tế bào vật chủ. “Do đó, nCoV không thể tạo ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải hoặc bệnh AIDS như HIV”, TS Anan đưa ra kết luận quan trọng.
Trong cơ thể con người tồn tại 2 loại tế bào bạch cầu gồm tế bào T và tế bào B. Đây là những bạch cầu có nhiệm vụ tìm và diệt các mầm bệnh ngoại lai xâm nhập.
Tế bào T giống lính tuần tra, lưu thông trong mạch máu và hạch bạch huyết. Khi phát hiện virus lạ, tế bào T bắt đầu được kích hoạt. Sau đó, tế bào T sát thủ sẽ tiêu diệt những tế bào cơ thể đã bị mầm bệnh xâm nhập. Một loại khác là tế bào T hỗ trợ gửi tín hiệu cho tế bào B, kích hoạt quá trình sản sinh và tiết ra kháng thể giúp vô hiệu hóa mầm bệnh.
Thông thường, sau khi virus và các tế bào bị lây nhiễm đã bị tiêu diệt, đội quân bạch cầu và kháng thể cũng tự tiêu biến. Nhưng một số tế bào bạch cầu có thể ghi nhớ lâu dài virus và tự cải thiện khả năng đề kháng, chúng là tế bào T ghi nhớ.
Tế bào T ghi nhớ tồn tại trong tủy xương, hạch bạch huyết và các mô khác. Nếu mầm bệnh một lần nữa xâm nhập, tế bào T ghi nhớ sẽ nhanh chóng kích hoạt toàn bộ hệ miễn dịch tấn công và tiêu diệt mầm bệnh.
Tế bào T và vai trò của nó với Covid-19 vẫn là bài toán khó với giới chuyên gia. Nhiều người cho rằng nhờ tế bào T trí nhớ từ virus khác tương tự mà một số trường hợp miễn nhiễm với Covid-19.
Tuyên bố của TS Anan Jongkaewwattana cũng đưa ra gợi mở quan trọng, gỡ bỏ vấn đề mà nhiều chuyên gia vẫn lo lắng, đó là Covid-19 có thể trở thành bệnh suy giảm miễn dịch không thể chữa khỏi.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.