Theo NCS.ThS Nguyễn Thắng Lợi - Trưởng ban Nghiên cứu và Tư vấn tại Viên Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam (VLI), đồng thời là giảng viên Trường Đại học FPT phân hiệu Cần Thơ, khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập, hàng hoá lưu thông càng nhiều thì logistics và chuỗi cung ứng sẽ ngày càng hot hơn nữa.
“Số lượng doanh nghiệp logistics tại Việt Nam hiện rơi vào khoảng trên dưới 34.500 đơn vị và có gần 1.000 doanh nghiệp FDI cung cấp các dịch vụ logistics chuyên môn hóa. Đặc biệt, các hãng tàu biển lớn nhất thế giới đều đang đầu tư vào Việt Nam như MSC, Maersk Line, CMA - CGM, COSCO, Hapag - Lloyd, ONE, Evergreen, HMM và Yang Ming. Tới đây, hãng tàu lớn nhất thế giới MSC dự kiến đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, kéo theo đó sẽ là một làn sóng đầu tư mạnh mẽ hơn vào Việt Nam, đặc biệt là đầu tư vào hệ thống logistics và chuỗi cung ứng. Đồng nghĩa với việc, nhu cầu nhân lực đối với lĩnh vực này sẽ ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ hơn”, ông Lợi cho biết.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Logistics có thể làm các công việc: Chuyên viên thu mua, nhân viên kho, hải quan, chứng từ, điều phối… |
Báo cáo logistics Việt Nam năm 2022 dự kiến đến năm 2030 cần bổ sung trên 200.000 nhân lực chất lượng cao ngành logistics. “Cơn khát” nhân lực khiến 3-5 năm trở lại đây, ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng luôn là ngành hot ở nhiều trường đại học, điểm chuẩn tăng liên tục. Trong khi đó, các đơn vị đào tạo ngành này hiện chỉ đáp đứng được khoảng 10% nhu cầu thị trường.
Ngoài cơ hội việc làm rộng mở, thu nhập hấp dẫn cũng là một tiêu chí khiến ngành học này ngày càng thu hút thí sinh. Mức lương khởi điểm của sinh viên mới tốt nghiệp ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng thường nằm trong khoảng 8-15 triệu đồng/tháng. Sau khoảng 5 năm làm việc và tích lũy kinh nghiệm, mức lương có thể tăng tùy vào vị trí và kỹ năng có thể đạt đến hàng chục triệu đồng, thậm chí hàng trăm triệu đồng/tháng.
Sinh viên Trường ĐH FPT trải nghiệm học - hành tại doanh nghiệp logistics. |
Tiềm năng phát triển rộng mở nhưng để nắm bắt được những cơ hội tốt trong ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, sinh viên phải lựa chọn được môi trường đào tạo phù hợp, bám sát nhu cầu thị trường, đồng thời phải nỗ lực học hỏi và cập nhật kiến thức thường xuyên.
NCS.ThS Nguyễn Thắng Lợi cho biết các doanh nghiệp logistics hiện nay đều có nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được các yêu cầu về khả năng ngoại ngữ, sử dụng công nghệ (big data, AI, chuyển đổi xanh…), khả năng tư duy (bao gồm phân tích và sáng tạo), kỹ năng quản lý, làm việc nhóm…
Nắm bắt được thực tế đó, Trường ĐH FPT đã nghiên cứu và xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu có thể đáp ứng tốt tất cả những tiêu chí trên, trông đợi sẽ là “tấm vé thông hành” hiệu quả cho sinh viên tại doanh nghiệp.
Cụ thể, Trường ĐH FPT là một trong số ít cơ sở đào tạo đại học tại Việt Nam có thể triển khai tích hợp phần mềm hoạch định doanh nghiệp - SAP vào việc dạy và học logistics. Chương trình đào tạo của Trường ĐH FPT cũng bám sát với nhu cầu, xu thế toàn cầu về logistics và chuỗi cung ứng xanh, bền vững cùng với đó là ứng dụng các công nghệ tiên tiến về phân tích dữ liệu, big data.
Kỹ năng làm việc của sinh viên Trường ĐH FPT còn được trang bị từ sớm thông qua học kỳ thực tế tại doanh nghiệp (OJT - on the job training) và học phần “Trải nghiệm khởi nghiệp” - nơi các bạn được tiếp cận và trao đổi trực tiếp với các nhà khởi nghiệp nổi bật trong và ngoài nước, tham gia vào các dự án startup thực tế.
“Sinh viên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu tại Trường ĐH FPT sẽ được trang bị đầy đủ hành trang để trở thành một người ‘Làm chủ kết nối toàn cầu’ trong tương lai. Các em sẽ được hòa mình vào thế giới học tập trải nghiệm theo định hướng toàn cầu về logistics và chuỗi cung ứng, được trải nghiệm thực tế và tiếp cận gần hơn với các tiêu chuẩn toàn cầu qua các tiết học lý thuyết cũng như thực hành. Đặc biệt, Trường ĐH FPT là ngôi trường của sự hạnh phúc và các em sẽ cảm nhận được sự ấm cúng và niềm vui với 4 năm học tập tại nơi đây”, NCS.ThS Nguyễn Thắng Lợi cho biết.
Năm 2024 Trường ĐH FPT tuyển sinh các ngành: Công nghệ thông tin (Thiết kế vi mạch bán dẫn, Công nghệ ô tô số, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo, An toàn thông tin, Thiết kế mỹ thuật số), Quản trị kinh doanh (Digital marketing, Kinh doanh quốc tế, Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng, Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành, Tài chính); Công nghệ truyền thông (Truyền thông đa phương tiện, Quan hệ công chúng), Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc và Ngôn ngữ Trung Quốc.
Để có cơ hội theo học tại Trường ĐH FPT, thí sinh cần đặt Trường ĐH FPT là một trong các nguyện vọng ưu tiên của mình.