Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tương lai nào cho Syria, ngoài xung đột giáo phái?

Phương Tây và rất có thể cả Nga hiện cho rằng sẽ là tốt hơn nếu Tổng thống Assad từ chức trước khi Syria rơi vào tình trạng hỗn loạn giáo phái

Tương lai nào cho Syria, ngoài xung đột giáo phái?

Phương Tây và rất có thể cả Nga hiện cho rằng sẽ là tốt hơn nếu Tổng thống Assad từ chức trước khi Syria rơi vào tình trạng hỗn loạn giáo phái

Tương lai nào dành cho Syria?  Ảnh pbs.org


Mặc dù làm rùm beng vụ đánh bom làm chết 4 quan chức an ninh Syria hàng đầu ở Damascus, nhưng các chính phủ phương Tây và các cơ quan tình báo của họ không đặt cược vào khả năng chế độ Assad sẽ sụp đổ nhanh chóng. Cuộc chiến đường phố ở Aleppo có thể kết thúc với lực lượng của Tổng thống Assad chiếm giữ trung tâm thành phố và các điểm quan trọng khác ở Aleppo, trong khi phiến quân bị đẩy ra rìa như trước khi xảy ra chiến sự. Nếu Aleppo lọt vào tay phiến quân, chế độ của Tổng thống Assad có thể sẽ sụp đổ  nhanh chóng. Nhưng điều đó xem ra khó có thể xảy ra vào thời điểm này.

Chỉ có điều số phận hoặc của Tổng thống Assad đã được định đoạt. Những sự tàn phá đất nước Syria do ông Assad gây ra khiến ông bị loại khỏi bất kỳ thỏa thuận chính trị nào trong tương lai. Các cơ quan tình báo phương Tây thiên về khả năng Tổng thống Assad bị lật đổ bởi “một cuộc đảo chính cung đình” hơn sự sụp đổ chế độ hoàn toàn từng nhấn chìm Đại tá Muammar Gahdafi. Ý tưởng thay thế ông Assad bằng một nhân vật ôn hòa ở bên trong chế độ hiện hành xem ra nhận được sự chấp thuận của cả phía Nga lẫn lẫn các nước chống đối Assad quyết liệt nhất. 

Không phe nào có thể giành chiến thắng hoàn toàn

Cả lực lượng vũ trang Syria lẫn quân nổi dậy dường như không thể giành thắng lợi hoàn toàn. Cả hai đều có khả năng đánh chiếm, nhưng lại không có khả năng giữ đất. Phiến quân có lợi thế bên ngoài các trung tâm dân cư chính và bây giờ có lẽ đã kiểm soát hơn một nửa các làng mạc và thị trấn nhỏ, chủ yếu là ở miền Tây Syria. Nhưng phiến quân bị lực lượng của Tổng thống Assad đẩy lùi, khi họ tìm cách đánh chiếm một trong những thành phố chính của đất nước như Homs, Hama và một vài quận huyện củaT hủ đô Damascus. Các phiến quân phải “rút lui chiến thuật” như họ từng làm ở Damascus hơn là tử thủ đến cùng. Nếu quân chính phủ tổng tấn công Aleppo, phiến quân có khả năng phải rút lui trước khi bị tiêu diệt, bất chấp những tuyên bố hùng hồn về “chiến thắng sắp đến gần” hoặc tinh thần tử vì đạo.

Các loại súng bộ binh của phiến quân không thể đấu lại  trọng pháo, xe tăng và máy bay trực thăng vũ trang của quân chính phủ. Sự giúp đỡ của các quốc gia Arập vùng Vịnh có thể đã được phóng đại. Sự hậu thuẫn của Saudi Arabia có vẻ như “nói nhiều, làm ít”, trong khi Qatar chỉ cung cấp tiền mặt để mua vũ khí chống tăng và súng phóng lựu ở Libăng. Cho đến nay, Qatar không trực tiếp cung cấp cho phiến quân các loại vũ khí tinh vi hơn.

Tuy Quân đội Syria Tự do (FSA) đối lập đã chiếm được một số vũ khí hạng nặng, trong đó có xe tăng do Nga chế tạo,  nhưng nhìn toàn cục, vũ khí chính của FSA vẫn là AK-47 và súng phóng lựu. Tuy có súng phòng không gắn trên một số xe tải nhỏ, nhưng phiến quân lại thiếu nguồn cung cấp đạn dược ổn định. Một số tin tức nói rằng phiến quân hiện chiếm được một số tên lửa chống tăng Kornet của Nga có thể bắn trúng mục tiêu ở xa hơn 5 km và cũng có tin nói rằng phiến quân có trong tay tên lửa phòng không vác vai MANPAD.

Mặc dù đối mặt với các vụ đào tẩu của hàng chục viên tướng và có lẽ hàng ngàn binh sĩ, không một đơn vị đầy đủ nào của quân chính phủ chạy sang hàng ngũ phiến quân, trong khi các cơ cấu chỉ huy cấp cao vẫn còn nguyên vẹn.

Khi cuộc chiến Syria đang bị biến thành xung đột giáo phái và không còn tin tưởng vào sự trung thành của các binh sĩ người Hồi giáo Sunni, gánh nặng chiến đấu đã được đặt lên vai Lực lượng Vệ binh Cộng hòa và Sư đoàn bộ binh cơ giới số 4 của Maher Assad, em trai của Tổng thống Bashar al-Assad. Cả hai lực lượng này đều bao gồm những sĩ quan binh lính người Alawite thiểu số trung thành với gia tộc Assad. Với các vũ khí hiện đại nhất và được huấn luyện tốt nhất, lực lượng bao gồm 50.000 quân này có thể chiến đấu đến cùng. Lực lượng không quân Syria, từng do cố Tổng thống Hafez Assad chi huy, cũng là một thành trì nữa của người Alawite.

Lật đổ Assad, không lật đổ hoàn toàn chế độ hiện hành

Nga sẽ không từ bỏ Tổng thống Assad một cách nhanh chóng. Hàng ngàn người Nga hiện đang ở Syria để hỗ trợ chế độ về quân sự và kỹ thuật. Tuy Moskva không có cam kết cá nhân với ông Assad, nhưng lợi ích chiến lược và thương mại to lớn đủ để Nga làm nhiều việc để ngăn chặn sự sụp đổ của nhà nước Syria.

Thật vậy, lợi ích của Nga và phương Tây có thể trùng hợp về một số khía cạnh. Thứ nhất, các chính phủ phương Tây hiện cũng đang lo lắng về bản chất của phe đối lập Syria. Mặc dù tư tưởng thế tục vẫn còn thắng thế trong Quân đội Syria Tự do, nhưng các phần tử thánh chiến nước ngoài liên kết với al-Qaeda đang ồ ạt đổ vào Syria. Cả Nga lẫn phương Tây đều không muốn có một  chính phủ Syria mới “xuất khẩu thánh chiến cực đoan” sang các nước láng giềng như Iraq, Jordan và Libăng. Họ cũng không muốn vũ khí hóa học của Syria rơi vào tay mạng lưới khủng bố al-Qaeda.

Ý kiến cho rằng chế độ Assad có thể rút về vùng núi phía Tây Bắc Syria do người Alawite chiếm đa số là  không tưởng vì chế độ này không thể nào tồn tại về mặt kinh tế. Tuy nhiên, cuối cùng các viên tướng người  Alawite có thể đi đến kết luận rằng cơ hội tồn tại của họ trong một chính phủ mới sẽ cao hơn nếu họ chia tay với dòng tộc Assad mất lòng dân.

Chính vì vậy mà các cơ quan tình báo phương Tây thiên về khả năng Tổng thống Assad từ chức, chứ không phải là lật đổ hoàn toàn chế độ hiện hành. Họ sẽ yêu cầu phe đối lập thương lượng với các viên tướng người Sunni. Pháp hiện đang “chào hàng” tướng Manaf Tlass, một viên tướng đào ngũ từng là bạn học của Tổng thống Assad và thuộc về một dòng họ có thế lực nhất trong những người Hồi giáo Sunni. Nhưng “phương án” dựng Manaf Tlass thành một ngọn cờ đầu đã bị phe đối lập cực lực bác bỏ.

Một lý do khiến phương Tây thiên về phương án “lật đổ Assad chứ không lật đổ hoàn toàn chế độ hiện hành” là do phe đối lập Syria hiện đang bị chia rẽ nghiêm trọng, không có người đủ uy tín để cầm đầu. Hội đồng Dân tộc Syria (SNC) bao gồm hầu hết các nhân vật đối lập lưu vong, trong khi FSA vẫn còn là một đội quân ô hợp.

Các thế lực bên ngoài Syria hiện đang “đau đầu nhức óc” tìm kiếm một phương án khả thi, trong khi thành phố Aleppo hơn 2 triệu dân lâm vào cảnh giao tranh mịt mù khói lửa.

Theo Đất Việt

 

Theo Đất Việt

Bạn có thể quan tâm