Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tượng đài 'bàn tay, khối óc Việt' Khaisilk sụp đổ

Nhiều độc giả Zing.vn bày tỏ sự thất vọng với thương hiệu Khaisilk khi ông chủ Hoàng Khải thừa nhận gần 30 năm nay bán khăn lụa nhập từ Trung Quốc.

Luật sư nói về dấu hiệu vi phạm trong kinh doanh của Khaisilk Theo luật sư, với việc Khaisilk bán hàng xuất xứ Trung Quốc từ nhiều năm là có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng.

"Thương hiệu khăn lụa nổi tiếng mà cũng làm ăn kiểu này được sao? Thật thất vọng! Trước đây, tôi tin tưởng, ủng hộ bao nhiêu thì giờ đây tôi phẫn nộ, mất niềm tin bấy nhiêu. Đề nghị cơ quan điều tra vào cuộc, khởi tố vụ án với tội danh giả mạo nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa", một độc giả bình luận.

Đó chỉ là một trong những ý kiến của cộng đồng mạng bày tỏ sự thất vọng trước thông tin doanh nhân Hoàng Khải, Chủ tịch Tập đoàn Khai Silk, thừa nhận thương hiệu nổi tiếng này bán lụa tơ tằm xuất xứ từ Trung Quốc.

Dù ông Hoàng Khải đã cúi đầu nhận, xin lỗi khách hàng, cư dân mạng vẫn kêu gọi đồng loạt tẩy chay các sản phẩm của thương hiệu này.

Khách hàng mất niềm tin vào Khaisilk

Tồn tại từ lâu trong lòng người dùng Việt, Khaisilk ngày càng khẳng định địa vị của mình với đẳng cấp sang trọng, rất nổi tiếng trong mắt nhiều du khách. Khaisilk cũng là một trong những thương hiệu nhiều người tin dùng và chọn làm quà tặng cho các đối tác, khách hàng trong và ngoài nước.

Khaisilk ban hang Trung Quoc anh 1
Việc doanh nhân Hoàng Khải thừa nhận bán hàng Trung Quốc khiến nhiều người mất lòng tin vào thương hiệu Việt.

Vì thế, nhiều du khách, người Việt tin tưởng mua khăn lụa Khaisilk để kỷ niệm cho người thân, bạn bè, cấp trên, đối tác... vì sự trân quý về lụa do bàn tay, khối óc người Việt làm, cũng là sự ủng hộ thương hiệu Việt.

Đổi lại, Khaisilk đã làm gì với chính lòng tin của khách hàng?

Sau sự việc Khaisilk bán khăn "made in China" và ông Hoàng Khải cũng chính thức thừa nhận sự việc này, độc giả Trần Nguyễn bình luận: "Thất vọng! 20/10 vừa rồi mua 6 chiếc tặng người thân. Chiếc trị giá nhỏ nhất 1,9 triệu đồng. Bữa qua có người nhà nửa đùa nửa thật nói gửi trả lại, vì lụa không phải của hàng Việt... Không ngờ đó lại là sự thật, tôi thật sự buồn và mất niềm tin!".

Độc giả này cho rằng có rất nhiều người tiêu dùng tin tưởng vào quảng cáo thương hiệu khăn lụa Việt do bàn tay, khối óc người Việt tạo ra mới bỏ ra số tiền lớn để mua chiếc khăn bé. Nhưng Khaisilk lại lợi dụng chính lòng tin của khách hàng để thu siêu lợi nhuận cho mình. Điều này khiến khách hàng dần mất niềm tin, quay lưng với thương hiệu. 

Cùng quan điểm, bạn đọc Duy Nguyễn nhận định hành vi này là lừa dối khách hàng, lợi dụng lòng tin người tiêu dùng để thu siêu lợi nhuận cho bản thân. "Không bàn đến chất lượng sản phẩm, việc lấy hàng 'made in China' để biến thành khăn mang thương hiệu Việt như vậy là không thể chấp nhận được!".

Anh nhấn mạnh việc khiến người tiêu dùng tổn thất niềm tin còn nặng nề hơn so với tổn thất về vật chất. Theo anh, kinh doanh mà không đặt uy tín lên hàng đầu thì không thể tồn tại. Thương hiệu nổi tiếng với bao nhiêu năm gây dựng cũng có thể trở về con số không sau vụ việc này.

Khaisilk ban hang Trung Quoc anh 2
Nhiều khách hàng bày tỏ sự thất vọng trước vụ việc Khai Silk bán khăn lụa tơ tằm xuất xứ từ Trung Quốc. Ảnh: Facebooker Dangnhuquynh.

Tỏ rõ sự thất vọng về cách làm kiểu "treo đầu dê bán thịt chó" của Khaisilk, CEO Mai Nguyênđơn vị chuyên phân phối điện thoại, phụ kiện công nghệ cao cấp, viết: "Sau vụ 'lật nhãn' này, đối với mình, sự nể trọng về Khaisilk và hình ảnh chủ nhân đã bị sụp đổ. Nếu cho tỷ lệ phần trăm, thương hiệu đã làm mất đi 85% về sự tôn trọng với riêng tôi".

Bạn đọc này khẳng định bản thân chưa dùng sản phẩm lụa nào của Khaisilk nhưng anh được đối tác tặng một chiếc khăn của thương hiệu này. Anh cho biết bản thân từng thần tượng thương hiệu và người gây dựng lên Khaisilk. Nhưng sau vụ việc này, sự ngưỡng mộ, thán phục trong anh gần như hoàn toàn sụp đổ.

Theo anh, "mua danh ba vạn bán danh ba đồng" là câu nói mà người kinh doanh luôn phải ghi nhớ. CEO Mai Nguyên cho rằng sự chân thật, trung thực, kiên trì, đam mê và khiêm tốn sẽ giúp bạn xây dựng được thương hiệu được yêu mến, uy tín và lâu dài.

"Không phải cứ xin lỗi là xong"

Giải thích về vấn đề này, doanh nhân Hoàng Khải cho rằng bản thân xao nhãng quản lý, sai lầm trong cách định vị sản phẩm và xuất xứ hàng hóa không rõ ràng đã dẫn đến hậu quả những ngày qua.

Tuy nhiên, nhiều khách hàng không chấp nhận cách giải thích này với lý do từ giữa những năm 90, thương hiệu đã nhập hàng từ Trung Quốc nhưng vẫn dán nhãn hàng Việt. Vì thế, việc ông Hoàng Khải nói gần đây xao nhãng quản lý mới có tình trạng này không hợp lý.

Khaisilk ban hang Trung Quoc anh 3
Nhiều độc giả cho rằng đây là hành vi lừa dối khách hàng để trục lợi, cần sự vào cuộc của cơ quan điều tra.

Cộng đồng mạng cũng cho rằng việc nhận sai và xin lỗi của ông chủ Hoàng Khải đã thể hiện sự thẳng thắn, có trách trách nhiệm. Tuy nhiên, điều này không thể cứu vớt được sự tổn thất về niềm tin, tiền bạc của người tiêu dùng. 

"Biết bao nhiêu khách hàng tin tưởng mua hàng về sử dụng, làm kỷ niệm, tặng quà cho đối tác... trong từng ấy năm, giờ xin lỗi có giải quyết được gì không? Và liệu có thu hồi được tất cả sản phẩm đã bán?", thành viên Minh Hòa cho hay.

Không chỉ thế, một số ý kiến còn đề nghị cơ quan điều tra vào cuộc, khởi tố vụ án về tội giả mạo nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa.

"Sự việc này liên quan đến thương hiệu Việt. Vì thế, cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm để răn đe cho các doanh nghiệp khác buôn bán kiểu này", một độc giả đưa ra quan điểm.

Khaisilk ban hang Trung Quoc anh 4
Doanh nhân Khai Silk vào bếp nấu phở Bắc Theo ông chủ của Khai Silk, phở Bắc đòi hỏi người nấu rất nhiều kỹ thuật từ khâu chọn nguyên liệu đến chế biến.

Ông chủ Khaisilk thừa nhận bán khăn 'made in China' và cúi đầu xin lỗi

Ông chủ thương hiệu Khaisilk - doanh nhân Hoàng Khải, đã nói lời xin lỗi khách sau những ngày lùm xùm bị khách hàng tố bán khăn Trung Quốc nhưng lại mang thương hiệu Khaisilk.


Anh Thư

Bạn có thể quan tâm