Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tức giận sẽ gây tổn hại cho cơ thể

Tức giận không chỉ là những tính khí nóng nảy biểu lộ ra ngoài, có một số tức giận cứ buồn bực ở trong lòng cũng sẽ gây tổn hại cho cơ thể.

Cũng giống đa số bệnh tật khác, tức giận lâu dài sẽ để lại vết tích trên thân thể người. Nhìn bề ngoài thường thấy một con người tính khí nóng nảy, luôn ở trạng thái giận dữ, đa số đều bị hói. Nghiêm trọng hơn còn làm đỉnh đầu biến dạng, làm cho chỏm đầu nhọn nhô cao lên. Mức độ tức giận nhẹ hơn, sẽ làm cho trán hơi hói tóc tạo thành hình chữ M nhọn, những người này tính khí nhất định hay nóng nảy.

Phân tích từ góc độ Trung y, khi người ta tức giận, can khí sẽ bốc lên, xông thẳng lên đỉnh đầu, làm cho đỉnh đầu phát nhiệt, lâu ngày sẽ bị trọc đầu. Nếu cơn giận mạnh mẽ, có khi gây nên xuất huyết trong gan, nghiêm trọng hơn còn có thể sinh ra thổ huyết, thổ huyết đó là máu ở trong gan, mức độ nhẹ hơn một chút thì máu sẽ lưu lại ở trong gan, một thời gian sẽ hình thành khối u máu. Những điều này nghe ra rất đáng sợ, nhưng quả thực tình hình đúng là như vậy.

Tức giận không chỉ là những tính khí nóng nảy biểu lộ ra ngoài, có một số tức giận cứ buồn bực ở trong lòng cũng sẽ gây tổn hại cho cơ thể. Buồn bực tức giận làm cho khí trong khoang ngực và bụng hình thành khí ứ trệ mà Trung y gọi là “nghịch hoành”. Hiện tượng tăng sinh và u tuyến vú ở phụ nữ rất có thể đều là kết quả của việc buồn bực tức giận cứ để ở trong lòng, hơn nữa còn sinh ra u uất đi kèm với những tính khí bất thường khác.

Ngoài ra còn có tình hình là có tức giận buồn bực mà không có chỗ nào để bộc lộ ra, những người này trông bên ngoài có thể kìm nén rất tốt, dường như không nổi nóng tức giận bao giờ, kỳ thực trong lòng họ luôn luôn ở trong trạng thái tức giận hoặc bực mình khó chịu.

Di tim than duoc trong co the anh 1

Tức giận sẽ gây tổn hại cho cơ thể.Nguồn: medinet.

Những người này cũng rất dễ hình thành khí trệ nghịch hoành, gây nên viêm loét tá tràng và đau dạ dày, nghiêm trọng hơn sẽ gây nên xuất huyết dạ dày. Những người này, trán rất cao, cũng chính là phía trên trán hình thành một vùng trọc nửa hình tròn, đó là đặc trưng lớn nhất. Khi phát bệnh hai bên cánh mũi đỏ ửng, lúc hơi đỏ là viêm loét, khi rất đỏ thì có thể là đã xuất huyết rồi.

Theo lý luận ngũ hành của Trung y, người ta cho rằng gan thuộc mộc, tỳ thuộc thổ, mộc khắc thổ. Khi can khí quá thịnh sẽ làm cho tạng tỳ cũng thịnh vượng lên theo, nếu người trẻ tuổi khí huyết rất thịnh vượng, lúc này sẽ sản sinh ra rất nhiều bạch cầu để xử lý vấn đề của ruột và dạ dày, rất có khả năng nguyên nhân thực sự của bệnh máu trắng ở một số người trẻ tuổi căn bản chính là từ sự tức giận mà ra.

Tức giận sẽ tạo thành can nhiệt (gan nóng), trái lại can nhiệt cũng rất dễ sinh ra tức giận. Theo quan điểm Trung y, tức giận làm tổn thương gan, gan bị tổn thương sẽ càng dễ sinh ra tức giận, hai cái này là nhân quả của nhau và hình thành vòng xoắn bệnh lý. Tình trạng này nếu càng ngày càng nghiêm trọng thì rất khó thay đổi được tính khí. Cuối cùng chỉ khi con người giác ngộ triệt để, khi nào hạ quyết tâm kiên quyết thay đổi, thì có cơ may quay đầu trở lại.

Đây là phương thức Thượng đế thiết kế ra dùng để rèn luyện con người, hầu như mỗi tính khí thói quen xấu đều có logic tương tự như vậy. Ví dụ, buồn hại phổi, phổi bị tổn thương thì càng dễ sinh buồn; ưu tư lo lắng hại tỳ, tỳ tổn hại càng dễ sinh ra lo lắng phiền muộn, rồi sẽ đi đến cái ngõ cụt của chứng bệnh ưu sầu u uất.

Khi cơ thể đã bội chi sức lực lâu ngày, làm cho khí huyết tụt xuống mức độ âm hư hỏa vượng, do năng lượng cơ thể sử dụng lúc này là “hỏa” đã bội chi, can (gan) tất nhiên sẽ tương đối nhiệt (nóng), can hỏa tất cũng sẽ khá vượng, con người sẽ rất dễ sinh tức giận. Bởi vậy, điều dưỡng khí huyết, làm cho khí huyết nâng cao lên vượt qua mức âm hư, cũng sẽ làm cho tính khí con người ta trở nên tương đối ôn hòa hơn.

Giận dữ điên cuồng cũng sẽ tạo thành can nhiệt, tiếp đó làm cho phổi cũng nóng lên theo, sẽ tạo thành mất ngủ nghiêm trọng, chúng tôi đã từng gặp một người năm ngày năm đêm không làm sao ngủ được, chính là do tức giận quá mức gây nên.

Những bệnh nhân trong bệnh viện có thể lực suy nhược, có khi chỉ một cơn bực tức, giận dữ cũng gây nguy hiểm đến tính mạng. Ví dụ, những bệnh nhân bị đờm tương đối nhiều, một khi tức giận, sẽ làm cho đờm nổi lên, gây nên khó thở nghiêm trọng, không cẩn thận sẽ gây đến tử vong.

Do tức giận gây nên cho cơ thể rất nhiều vấn đề, cho nên việc đầu tiên của dưỡng sinh hàng ngày chính là “không tức giận”.

Nói là không tức giận không phải là nén tức giận trong lòng, mà là tu dưỡng thân tâm, mở rộng lòng mình với mọi người, hoặc là tìm một loại tín ngưỡng tôn giáo, để khi gặp phải những điều không như ý muốn trong cuộc sống, có thể có tấm lòng rộng mở hơn bao dung với những lỗi lầm của người khác, căn bản không có ý niệm tức giận trong lòng mình. Nếu môi trường sống và làm việc khiến cho bạn không thể không nảy sinh tức giận, thì chỉ có cách là chuyển đi chỗ khác.

Tức giận là nhân tố phát sinh bên trong bệnh nhân gây ra, thầy thuốc dù có giỏi đến đâu cũng không ngăn chặn được bệnh nhân tức giận, do đó vấn đề này chỉ có tự thân bệnh nhân tu dưỡng thì mới có cơ hội khắc phục. […]

Nếu do tức giận mà gan xuất huyết rồi tụ lại, thì cần phải điều dưỡng một thời gian rất dài, khi năng lượng khí huyết cơ thể rất cao, cơ thể mới bắt đầu xử lý vấn đề này.

Một số bạn đã hiểu được hậu quả nghiêm trọng do tức giận gây ra, nên đã không dám tức giận nữa. Ý nghĩa thực chất của tức giận là “dùng lỗi lầm của người khác trừng phạt mình”, là một loại hành vi ngu xuẩn nhất của nhân loại. Bởi vì tức giận gây nguy hiểm chết người, người Trung Quốc gọi nó là “tức chết” thực ra cũng là người chết một cách thực sự “ngu xuẩn”.

Ngô Thanh Trung / Quảng Văn Books & NXB Phụ nữ Việt Nam

SÁCH HAY