Tu viện 300 tuổi chứa bí ẩn của Phật sống Tây Tạng
Thứ sáu, 30/6/2017 19:16 (GMT+7)
19:16 30/6/2017
Trải qua hơn 3 thế kỷ, tu viện Labrang chứng kiến những thăng trầm của Phật giáo Tây Tạng cũng như tập tục Phật sống truyền thế đến nay vẫn còn là bí ẩn với các nhà khoa học.
Toàn cảnh tu viện Labrang tọa lạc tại huyện Hạ Hà, châu tự trị dân tộc Tạng ở miền nam tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Đây là một trong 6 tu viện linh thiêng của tông phái Mũ Vàng thuộc Phật giáo Tây Tạng.
Labrang thành lập năm 1709, là tu viện lớn nhất và quan trọng nhất của Phật giáo Tây Tạng ở ngoài khu tự trị Tây Tạng. Ở thời kỳ đỉnh cao, đây từng là nơi tu hành của 4.000 nhà sư, nhưng bây giờ chỉ có khoảng 1.500 vị.
Tu viện hơn 300 năm tuổi này cũng được coi là trường đại học Phật giáo đầu tiên của Tây Tạng. Nơi đây có 6 trường Phật học, 18 sảnh đường.
Khác với các trường đại học Phật giáo khác trên thế giới, quá trình khổ học của các sư tăng chùa Labrang kéo dài đến 40 năm. Sau khi kết thúc gần nửa cuộc đời nghiên cứu kinh luận, các sư tăng sẽ phải trải qua một kỳ thi duy nhất và quan trọng nhất là Thorampa để lấy học vị Gheso trong Phật giáo Tây Tạng. Trong ảnh, các nhà sư đang tập trung cầu nguyện ở tu viện Labrang.
Trải qua hơn 3 thế kỷ, tu viện Labrang đã chứng kiến những thăng trầm của Phật giáo Tây Tạng cũng như nhiều đời Đạt Lai Lạt Ma, thường được gọi là Phật sống. Đạt Lai Lạt Ma được coi là hiện thân lòng từ của chư phật và Bồ Tát.
Tập tục Phật sống truyền thế được đưa ra dựa trên giáo lý đức Phật tái thế của Đức Phật Thích Ca. Theo đó, khi Đức Phật viên tịch sẽ đầu thai vào một đứa trẻ khác (gọi là linh đồng).
Những đặc điểm nhận dạng vị “linh đồng” có thể do vị Lạt Ma trước đó trăn trối lại trước khi qua đời. Ảnh: Getty.
Tuy nhiên, không phải các “linh đồng” được tìm thấy đều trở thành các Phật sống truyền thế, mà còn phải trải qua sự sàng lọc hết sức cẩn thận của các vị cao tăng. Ảnh: Getty.
Truyền thống hóa thân tái sinh này là một trong những đặc điểm huyền bí nhất của Phật giáo Mật tông Tây Tạng, đến nay vẫn là bí ẩn mà các nhà khoa học chưa giải thích được. Đạt Lai Lạt Ma hiện nay là vị thứ 14, sống lưu vong tại Ấn Độ từ 1959. Ảnh: Getty.
Gần 1.000 chó ngao Tây Tạng, vốn được coi là “giống chó đắt nhất thế giới", đang bị bỏ rơi ở Trung Quốc sau khi các cơ sở nuôi và kinh doanh chúng đóng cửa.
Nhóm của Tổng thống đắc cử Donald Trump vẫn chưa ký các thỏa thuận bắt buộc để bắt đầu quá trình chuyển giao Nhà Trắng, gây khó khăn cho việc kiểm tra lý lịch ứng viên nội các.