Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

VOICES

Tư nhân nên đóng góp vào 25 tỷ USD/năm cho hạ tầng của VN

Cơ sở hạ tầng là yếu tố trung tâm trong sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Việt Nam. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế cũng tạo áp lực ngày càng lớn lên cơ sở hạ tầng của Việt Nam.

ha tang Viet Nam qua tai anh 1

Tăng tốc trên con đường hướng tới thịnh vượng của Việt Nam

Cơ sở hạ tầng là yếu tố trung tâm trong sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Việt Nam. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế cũng tạo áp lực ngày càng lớn lên cơ sở hạ tầng của Việt Nam.

ha tang Viet Nam qua tai anh 2

ha tang Viet Nam qua tai anh 3

Makhtar Diop

Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) về Cơ sở hạ tầng

Ông Diop phụ trách các mảng năng lượng, giao thông, phát triển số, hạ tầng tài chính và hợp tác công tư PPP. Ông là người lãnh đạo về các giải pháp phát triển bền vững và giúp khoảng cách về hạ tầng ở các nền kinh tế mới nổi và phát triển.

Việt Nam đang tăng tốc phát triển. Là một trong những thị trường mới nổi năng động nhất ở Đông Á, trong ba mươi năm qua, Việt Nam đã đạt thành tích ấn tượng trong giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế, mang lại nhiều lợi ích cho người dân Việt Nam.

Không nhiều quốc gia trên thế giới có thể tự hào về tốc độ tăng trưởng 7,1% trong năm 2018, nhờ hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ và tỷ lệ việc làm trong khu vực chính thức ngày càng cao, đặc biệt là trong ngành sản xuất chế tạo. 

Nhu cầu phát triển hạ tầng lớn cho tăng trưởng kinh tế

Cơ sở hạ tầng là yếu tố trung tâm trong sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Việt Nam. Ngày nay, 99% dân số sử dụng điện làm nguồn chiếu sáng chính, so với mức 14% trong năm 1993.

Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế cũng tạo áp lực ngày càng lớn lên cơ sở hạ tầng của Việt Nam. Lượng hàng hóa vận chuyển tăng nhanh chóng. Giao thông đường bộ đã tăng với tốc độ đáng kinh ngạc lên đến 11%/năm, trong khi đó nhu cầu năng lượng dự kiến sẽ tăng khoảng 10%/năm cho đến năm 2030.

Cơ sở hạ tầng là yếu tố trung tâm trong sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Việt Nam.

Triển vọng phát triển của Việt Nam trong ba năm tới vẫn rất mạnh mẽ, ở mức 6,6%, tạo ra cơ hội hoàn hảo để tiếp tục nâng cao tính hiệu quả của nền tảng cơ sở hạ tầng, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải và viễn thông. Việt Nam đã đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng, gần gấp đôi mức trung bình toàn cầu, nhưng để bắt kịp với tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng sẽ cần đầu tư nhiều hơn nữa.

Theo ước tính của chúng tôi, nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng bền vững của Việt Nam sẽ lên tới 25 tỷ USD/năm. Nhu cầu tài chính lớn như vậy không thể chỉ do khu vực công đáp ứng. Hiện tại, ngân sách nhà nước chiếm khoảng hai phần ba chi đầu tư cơ sở hạ tầng của Việt Nam. Năm 2015, nhà nước đã đầu tư gần 10 tỷ USD trong tổng số 15,5 tỷ USD vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Điều này có thể tạo ra những thách thức không nhỏ về khía cạnh tài khóa.

Tư nhân đã sẵn sàng, thách thức từ cơ chế

Điểm tích cực là, nếu có điều kiện phù hợp, khu vực tư nhân đã sẵn sàng và tích cực đầu tư vào Việt Nam. Các nhà đầu tư tư nhân hiện còn gặp nhiều khó khăn từ môi trường pháp lý và quy định phức tạp, cũng như cơ chế chia sẻ rủi ro cứng nhắc giữa nhà nước và tư nhân. Môi trường đầu tư cởi mở và rõ ràng hơn sẽ giúp mở rộng danh mục đầu tư cơ sở hạ tầng, và trên thực tế rất nhiều việc đang được thực hiện.

Nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng bền vững của Việt Nam sẽ lên tới 25 tỷ USD/năm. Nhu cầu tài chính lớn như vậy không thể chỉ do khu vực công đáp ứng.

Việt Nam đang xây dựng một khung pháp lý toàn diện về quan hệ đối tác công tư (PPP) để cải thiện môi trường. Việc xây dựng một khuôn khổ toàn diện để quản lý các khoản rủi ro tiềm tàng là một ưu tiên và trong trung hạn, việc xây dựng một chương trình đầu tư theo hình thức PPP trong nhiều năm theo quy hoạch của các ngành năng lượng và giao thông sẽ giúp thúc đẩy tiềm năng kinh tế to lớn của Việt Nam. Về vấn đề này, Ngân hàng Thế giới có thể cung cấp hỗ trợ để thực hiện phân tích và trợ giúp kỹ thuật trong các chiến lược ngành của Chính phủ.

Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam, nhưng sẽ gặp nhiều thách thức bao gồm vấn đề huy động vốn. Cải cách và tái cơ cấu ngành có thể giúp chuẩn bị cho những doanh nghiệp nòng cốt này tiếp cận nguồn vốn thương mại, thay vì sử dụng hình thức huy động vốn ngoài bảng cân đối, cách này có thể dẫn đến những quyết định đầu tư tư nhân kém chất lượng và tăng chi phí tài khóa.

Tương tự, nếu Việt Nam phát triển thị trường vốn trong nước, sẽ tạo ra một kênh cung cấp tài chính trong nước quan trọng, vì thị trường vốn trong nước có thể cung cấp giải pháp tài chính cho đầu tư cơ sở hạ tầng thay thế cho các khoản vay, nhờ đó bổ sung hỗ trợ cho ngành ngân hàng thương mại.

Để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đạt được những mục tiêu phát triển đầy tham vọng của Việt Nam, không có cách nào khác ngoài thúc đẩy tăng năng suất. Phát triển cơ sở hạ tầng sẽ đóng vai trò then chốt trong việc này.

Ngân hàng Thế giới tự hào là đối tác thân thiết và sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam hiện thực hoá khát vọng về cơ sở hạ tầng, từ những cải cách thượng tầng và khung pháp lý đến các hành động hạ tầng, cũng như thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân với các khoản đầu tư có chất lượng và hiệu quả.

Giải quyết những thách thức về cơ sở hạ tầng có ý nghĩa quan trọng để giúp Việt Nam đi tiếp trên làn đường cao tốc đến với sự thịnh vượng hơn nữa.

ha tang Viet Nam qua tai anh 4

#VOICES là chuyên mục quy tụ các bài viết nêu quan điểm, góc nhìn sâu về chủ đề thời sự. Các bài viết hướng tới sự văn minh, khác biệt với lập luận dựa trên dữ liệu, chứng cứ và khoa học.

Makhtar Diop

Illustration: Nhân Lê

Bạn có thể quan tâm