Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tự chủ bệnh viện công: Chất lượng cao, nhưng lạm thu của người bệnh

Theo Bộ trưởng Y tế, cơ chế tự chủ bệnh viện giúp chất lượng phục vụ tốt hơn, tạo cơ chế cạnh tranh nhưng có tình trạng lạm thu khiến người bệnh phải trả nhiều chi phí hơn.

Sáng 3/10, Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức phiên giải trình việc thực hiện chính sách, pháp luật về cơ chế tự chủ đối với bệnh viện công lập.

Nhiều bệnh viện vay ngân hàng để tự chủ

Theo Bộ trưởng Y tế, đến năm 2018, cả nước có 215 bệnh viện đã tự đảm bảo chi thường xuyên. Với các bệnh viện do Bộ Y tế quản lý, có 26/45 bệnh viện đã tự chủ chi thường xuyên.

Tư lệnh ngành y tế chia sẻ để tự chủ bệnh viện, nhiều bệnh viện đã vay ngân hàng, mở rộng hợp tác, đầu tư trang thiết bị để phục vụ tốt hơn nhu cầu của người bệnh, phần lớn các bệnh viện đã không phải nằm ghép.

Tu chu benh vien cong anh 1
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến giải trình các vấn đề về tự chủ bệnh viện công. Ảnh: Hoàng Hải.

Các bệnh viện tự chủ cũng tiết kiệm chi tiêu, tăng nguồn thu, tăng thu nhập cho cán bộ, bác sĩ, nhân viên và đặc biệt có thể chủ động thuê các chuyên gia, bác sĩ nước ngoài như Mỹ, Pháp, Nga…

“Phục vụ con người là mục tiêu cao nhất, và cái được nhất là chỉ số hài lòng của bệnh nhân. Khảo sát cho thấy hơn 80% người bệnh nội trú hài lòng với chất lượng ở bệnh viện tự chủ, đây là con số vượt cả mong đợi”, bà Tiến nói.

Theo nữ Bộ trưởng, cơ chế tự chủ tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị công lập với nhau, tạo động lực để sáng tạo, tự chịu trách nhiệm, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, không trông chờ vào ngân sách.

Tuy nhiên, người đứng đầu ngành y tế cũng thừa nhận vẫn còn tồn tại, bất cập là chưa làm rõ và giao cụ thể các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ Nhà nước giao.

Ngoài ra, còn có tình trạng lạm dụng các dịch vụ, kỹ thuật cao không cần thiết để tăng thu, làm cho người bệnh phải chi phí nhiều hơn.

Chất lượng nâng cao thì giá phải cao hơn

Tại phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) - cũng là người công tác trong ngành y tế, phản ánh nhiều vướng mắc.

Ví dụ, hiện giá dịch vụ y tế chưa thống nhất giữa các đơn vị, tỉnh thành, các bệnh viện, dẫn đến tình trạng nơi thì chưa được thu đủ, nhưng nơi thì thu thêm. Có nơi giao tự chủ nhưng không biết tự chủ cái gì, hoặc được giao tự chủ nhưng không cho tự chủ về công tác cán bộ, về tài chính.

Tu chu benh vien cong anh 2
Đại biểu Nguyễn Anh Trí chất vấn Bộ trưởng Y tế về việc giao tự chủ bệnh viện nhưng không biết tự chủ gì. Ảnh: Hoàng Hải.

“Vậy ai có trách nhiệm tháo gỡ cái này và bao giờ thì tháo gỡ xong? Làm sao chống được tình trạng tư nhân hóa các bệnh viện công?", ông Trí chất vấn.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng bộ trưởng cần làm rõ nguyên nhân một số cơ sở lạm dụng kỹ thuật cao để thu thêm tiền của người bệnh.

Giải trình những bất cập đại biểu nêu, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng vướng mắc hiện nay là nếu tính đúng, tính đủ, chất lượng được nâng lên thì giá phải cao hơn.

Bộ trưởng nhấn mạnh mấu chốt của vấn đề tự chủ là muốn chất lượng tốt phải có nguồn thu để chi trả, thu hút cán bộ chất lượng, xây dựng mới cơ sở vật chất, xây nhà vệ sinh ít nhất 3 sao trở lên, cần hệ thống chống nhiễm khuẩn rất tốn kém…

“Như vậy phải làm sao thu nhiều, trong khi bảo hiểm thanh toán mức tối thiểu nên sẽ có lạm dụng kỹ thuật không cần thiết. Thuốc có thể kê ngoài danh mục bảo hiểm thanh toán, số ngày giường nằm viện cũng tăng, số lượt khám tăng…”, bà Tiến nói.

Theo bà, giải pháp cho việc này là có định mức, thanh tra, kiểm toán. Đồng thời, bộ cũng mới ban hành chỉ thị chống lạm dụng, trục lợi để có tăng cường giám sát.

Thanh tra việc đấu thầu thuốc tại Bộ Y tế

3 nội dung quan trọng, phức tạp mà Thanh tra Chính phủ sẽ thanh tra tại Bộ Y tế gồm sử dụng quỹ BHYT, mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao và đấu thầu thuốc chữa bệnh.


Hoài Vũ

Bạn có thể quan tâm