Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Từ bất hòa đến lụn bại của các gia đình tỷ phú

Trong những gia đình giàu có đang lục đục, hầu hết các trường hợp, tiền và cuộc chiến tranh giành quyền thừa kế là nguyên nhân chính khiến họ tan đàn sẻ nghé.

Từ bất hòa đến lụn bại của các gia đình tỷ phú

Trong những gia đình giàu có đang lục đục, hầu hết các trường hợp, tiền và cuộc chiến tranh giành quyền thừa kế là nguyên nhân chính khiến họ tan đàn sẻ nghé.

>> Để công ty gia đình không thành 'gia đình trị'
>> Ông chủ Samsung vướng tranh chấp về của cải

1. Gine Rinehart

“Bà hoàng khai khoáng” Gina Rinehart, một trong những người phụ nữ giàu nhất thế giới là cái tên được nhắc đến đầu tiên khi nói về tranh chấp trong gia đình. Đó là cuộc giành quyền kiểm soát khối tài sản do người cha quá cố để lại với người mẹ kế kéo dài trong suốt 14 năm trời. 

Tuy nhiên, mọi chuyện chưa dừng lại ở đó khi mà Gine Rinehart hiện đang vướng phải vụ kiện với bốn người con đẻ cáo buộc bà đã kéo dài thời gian hưởng quyền thừa kế của họ. Trước lời buộc tội này, Gine Rinehart đã phản bác lại, cho rằng bà không thể trao quyền quản lý quỹ đầu tư trị giá nhiều tỷ đô la cho những kẻ lười biếng như vậy.

2. Lee Kun-Hee

Báo giới cũng không quên nhắc tên Chủ tịch tập đoàn Samsung Lee Kun-Hee – một ví dụ điển hình về mối bất hòa trong dòng tộc. Vụ việc bắt đầu nóng lên từ tháng 2 năm nay khi Lee Kun-Hee bị chính anh trai Lee Byung-Chull và chị gái Lee Sook-Hee tố cáo đã chiếm đoạt toàn bộ số tài sản trị giá 3,8 triệu đô la mà người cha quá cố của họ là ông Lee Byung-Chull để lại. 

Theo đó, kể từ khi thay cha nắm quyền điều hành công ty hồi năm 1987, Lee Kun-Hee đã nghiễm nhiên tước đoạt số tài sản trên mà đáng ra họ được hưởng. Lee Byung-Chull và Lee Sook-Hee hiện yêu cầu tòa án buộc người em trai phải trả lại 8,24 triệu cổ phiếu của công ty bảo hiểm nhân thọ Samsung Life và một lượng lớn cổ phiếu của Samsung Electronics. 

Trong khi vụ kiện cáo giữa anh chị em trong gia đình Samsung khiến báo giới tốn không ít giấy mực thì em gái của Lee Kun-Hee là Lee Myung-Hee, người đứng đầu tập đoàn bán lẻ Shinsegae và hiện là tỷ phú lại đứng ngoài cuộc tranh giành tài sản này.

3. Ekaterina Rybolovleva

Vụ ly hôn đình đám của tài phiệt người Nga Dmitri Rybolovlev và vợ là Elena hồi năm 2010 đã đặt con gái Ekaterina Rybolovleva của vị tỷ phú này vào thế khó. Elena đâm đơn kiện chồng đã mua căn hộ trị giá 88 tỷ đô la dưới tên của Ekaterina để cô ở khi học đại học nhưng thực chất vẫn do Dmitri làm chủ nhằm qua mặt Elena, trong khi thực chất Ekaterina không theo học tại New York. Vụ việc chưa có hồi kết, song người ta dễ dàng đoán ra Elena và cô con gái Ekaterina sẽ khó lòng nhìn mặt nhau sau đó.

4. Liliane Bettencourt và Francoise Bettencourt-Meyers

Liliane Bettencourt, người phụ nữ giàu nhất châu Âu đồng thời là người thừa kế hãng mỹ phẩm L'Oréal đã phải nhường quyền quản lý khối tài sản nhiều triệu đô la cho con gái Françoise Bettencourt-Meyers hồi năm 2011 sau ba năm kiện tụng kéo dài.

Mọi việc bắt đầu vào năm 2008 khi Bettencourt-Meyers đệ đơn lên tòa yêu cầu điều tra khoản tiền 1 tỷ đô la bằng tiền mặt và quà tặng mà mẹ cô mua tặng nhiếp ảnh gia Francois-Marie Banier do nghi ngờ Banier lợi dụng mẹ cô.

5. Vivien Chen

Liên quan đến vụ kiện do người nắm giữ tài sản mắc chứng mất trí không thể không nhắc đến vụ vợ tỷ phú người Hồng Kông Chen Din Hwa – bà Yang Foo Oi cũng kiện chính con đẻ Vivien Chen ra tòa. Bà cho rằng cô đã lợi dụng tình trạng sức khỏe của người cha để nắm quyền kiểm soát tập đoàn trong khi ông mắc căn bệnh Alzheimer.

6. Gia đình Kwok

Kwok, một trong những gia đình giàu có bậc nhất ở Hồng Kông cũng không tránh khỏi tranh chấp tài sản khi hai người em là Thomas và Raymond buộc người anh cả Walter thôi giữ chức CEO của tập đoàn bất động sản SHKP vì cho rằng Walter không phù hợp với chức vụ này.

Walter đã kiện lên tòa, cáo buộc hai người em trai đã nhờ đến một giáo sư ở trường Đại học Stanford chẩn đoán Walter mắc chứng rối loạn lưỡng cực. Sau cùng, gia đình này đã loại Walter khỏi danh sách người hưởng tài sản theo di chúc. Mới đây, cả Walter lẫn hai người em đã bị bắt do nghi ngờ dính líu tới một vụ hối lộ.

7. Bernard Sherman

5 năm về trước, bốn người họ hàng của tỷ phú người Canada Bernard Sherman đã kiện ông này ra tòa đòi bồi thường 1 tỷ đô la cùng và 20% vốn góp trong công ty kinh doanh thuốc gốc Apotex. Bốn người họ hàng này là con của Louis Winter, người sáng lập Empire Laboratories mà Sherman đã mua lại từ người thừa kế và điều hành của Royal Trust vào năm 1967. Họ cho rằng Sherman phải trả cho họ tiền bản quyền của bốn sản phẩm thuốc trong vòng 15 qua, họ có quyền làm việc tại công ty từ 21 tuổi trở đi và trở thành cổ đông vào năm 23 tuổi, song Sherman đã bác bỏ mọi yêu cầu này. Cuối năm 2012, vụ kiện này sẽ đưa ra xét xử.

8. Bren Simon

Mới đây, người ta lại chứng kiến thêm một vụ tranh chấp tài sản rùm beng giữa vợ của của vị tỷ phú quá cố Melvin Simon qua đời hồi năm 2009 với người con riêng của chồng. Bảy tháng trước khi qua đời, Simon thay đổi di chúc, theo đó vợ ông, bà Bren Simon sẽ được hưởng nhiều quyền lợi. Việc làm này khiến người con riêng của Simon nghi ngờ, cho rằng cha mình đã đưa ra quyết định trong thời gian mắc chứng mất trí. Vụ việc hiện chưa có hồi kết và dự kiến sẽ tiếp tục xử vào năm 2013.

9. Priya Hiranandani-Vandrevala

Tranh chấp tài sản đã khiến gia đình tỷ phú người Ấn Độ tan vỡ khi Priya Hirandanis-Vandrevala phải tìm đến trọng tài phân xử cho vụ kiện người cha và anh trai đã vi phạm hợp đồng kinh doanh liên quan đến quyền thương mại đối với các dự án bất động sản và yêu cầu được bồi thường 14 tỷ rupee. Trong khi đó, người cha và anh của Vandrevala cho rằng chính vụ kiện tụng này đã khiến họ mất nhiều cơ hội kinh doanh. Vụ việc chưa hạ hồi phân giải thì chính Vandrevala là người chịu thiệt khi hôn nhân của cô cũng tan vỡ.

10. Winston Wong

Khi tỷ phú người Đài Loan Y.C. Wang qua đời hồi năm 2008, ông để lại vợ cùng chín người con và một gia tài khổng lồ. Song không có bất cứ một bản di chúc nào để phân định khối tài sản nói trên. Chính điều này đã dẫn đến cuộc tranh giành giữa người con cả Winston Wong và các anh chị em khác. Winston đã nộp đơn lên tòa án New Jersey nơi người cha quá cố có một ngôi nhà và yêu cầu quan tòa chỉ định mình làm người điều hành số bất động sản này. Tháng 12/2011, Wong lại tiếp tục đệ đơn lên Tòa án tối cao Hồng Kông, buộc tội 13 người, trong số đó có 3 người chị cùng cha khác mẹ đã sử dụng trái phép tài sản mà người cha để lại.

11. Liesel Pritzker

Cũng không nằm ngoài chủ đề cuộc chiến tiền bạc trong dòng tộc là vụ kiện 6 tỉ đô la hồi năm 2002 của cô sinh viên Đại học Columbia Liesel Pritzker cáo buộc cha đẻ cùng 11 người anh em khác đã lạm dụng quỹ tín thác của mình và người anh trai Matthew. Kết cục khối tài sản kếch xù đã bị chia nhỏ thành 11 phần và danh sách 400 người giàu nhất nước Mỹ do tạp chí Forbes bình chọn có thêm 10 người mang họ Pritzker, trong số đó không có tên Liesel và Matthew.

12. Barbara Piasecka Johnson

Barbara Piasecka Johnson vốn là dân nhập cư người Ba Lan đã kết hôn với người thừa kế tập đoàn Johnson & Johnson John Seward Johnson năm 1971. Khi John Seward Johnson qua đời cách đây 12 năm, không ai khác chính Barbara Piasecka Johnson là người thừa hưởng phần lớn số tài sản chồng để lại. Tuy nhiên, sáu đứa con không có tên trong di chúc của cha đã đâm đơn kiện với lý lẽ cha họ đã không thực sự minh mẫn khi lập di chúc. Vụ án được xét xử tại tòa và sau cùng, họ được hưởng 12% số tài sản, số còn lại do Piasecka Johnson nắm giữ.

Theo TTVN

Theo TTVN

Bạn có thể quan tâm