Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Từ 5/3, Ngân hàng Nhà nước được mua bán vàng miếng

Chính phủ đã ký quyết định đồng ý cho Ngân hàng Nhà nước được mua bán vàng miếng để bình ổn thị trường vàng trong nước, kể từ ngày 5/3.

Từ 5/3, Ngân hàng Nhà nước được mua bán vàng miếng

Chính phủ đã ký quyết định đồng ý cho Ngân hàng Nhà nước được mua bán vàng miếng để bình ổn thị trường vàng trong nước, kể từ ngày 5/3.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước được lựa chọn một trong 2 hình thức là mua bán vàng trực tiếp hoặc qua đấu thầu. Giá mua bán được áp dụng phù hợp tùy theo hình thức thực hiện. Về quy trình, quyết định của Thủ tướng nêu rõ, Ngân hàng Nhà nước quy định hồ sơ, thủ tục, quy trình mua bán với ngân hàng, doanh nghiệp tùy theo hình thức mua bán trực tiếp hay đấu thầu.

Việc áp dụng tỷ giá và giá vàng để quy đổi sang đôla Mỹ của Ngân hàng Nhà nước là nhằm phục vụ công tác hạch toán và phản ánh biến động tỷ giá và giá vàng. Các chi phí liên quan tới việc mua, bán, nhập khẩu hay xuất khẩu vàng miếng được hạch toán vào chi phí nghiệp vụ của chính Ngân hàng Nhà nước.

Về quyền hạn và trách nhiệm, theo quyết định của Thủ tướng, Ngân hàng Nhà nước được mở tài khoản, mua, bán vàng trên tài khoản ở nước ngoài hoặc mua vàng ở nước ngoài để nhập khẩu vàng bổ sung dự trữ ngoại hối hoặc bán ra nước ngoài. Thống đốc được quyết định phương án can thiệp thị trường. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước phải tuân thủ cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối khi thực hiện mua, bán vàng miếng.

Ngân hàng Nhà nước chính thức được mua bán vàng miếng can thiệp thị trường kể từ ngày 5/3, theo quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: Lan Anh.

Việc mua bán vàng miếng sẽ được Ngân hàng Nhà nước thực hiện với doanh nghiệp hoặc tổ chức tín dụng được phép theo phương án mua bán theo từng thời kỳ. Trước đó, hôm 26/2, Ngân hàng Nhà nước cùng công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn-SJC đã ký kết hợp đồng nguyên tắc về gia công vàng miếng. Đại diện công ty SJC, ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch HĐQT cho biết nếu làm đúng công suất, mỗi đợt gia công 10 ngày, thị trường sẽ có khoảng 800.000 lượng – mức lớn nhất mà theo ông Dũng, “không thị trường nào có thể tiêu thụ nổi”.

Từ ngày 25/2, giá vàng trong nước giảm mạnh, chênh lệch với quốc tế có xu hướng thu hẹp lại. Đến hôm nay (4/3), trước quyết định của Thủ tướng về việc cho phép Ngân hàng Nhà nước mua bán vàng, vàng miếng chốt ngày tại công ty SJC tăng nhẹ so với sáng, ở 43,58 triệu đồng/lượng thu mua và 43,73 triệu đồng/lượng chiều bán. Chênh lệch trong nước và quốc tế tính theo tỷ giá đôla tự do hơn 21.200 đồng/USD ở mức trên 3,5 triệu đồng/lượng, nới rộng đà so với hơn 2 triệu đồng/lượng cách đây vài ngày.

Lan Anh

Theo Infonet
 

Lan Anh

Theo Infonet
 

Bạn có thể quan tâm