Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Truyền thông Trung Quốc bị tố ‘khóc thuê’ cho Mỹ

Các phương tiện truyền thông Trung Quốc khiến dư luận trong nước phẫn nộ và bị cáo buộc “khóc mướn” cho Mỹ khi rầm rộ đưa tin về vụ thảm sát ở trường tiểu học Sandy Hook mà thờ ơ với vụ 22 trẻ em trong nước bị đâm tại trường.

Truyền thông Trung Quốc bị tố ‘khóc thuê’ cho Mỹ

Các phương tiện truyền thông Trung Quốc khiến dư luận trong nước phẫn nộ và bị cáo buộc “khóc mướn” cho Mỹ khi rầm rộ đưa tin về vụ thảm sát ở trường tiểu học Sandy Hook mà thờ ơ với vụ 22 trẻ em trong nước bị đâm tại trường.

Thông tin về vụ thảm sát trường học Mỹ tràn ngập trên mặt báo Trung Quốc.

Trong cùng một ngày 14/12, bi kịch ập lên đầu cả người Trung Quốc và người Mỹ khi hai trường tiểu học của hai nước cùng xảy ra hai vụ tấn công nhằm vào các học sinh nhỏ tuổi. Ở Mỹ là vụ thảm sát trường tiểu học Sandy Hook, cướp đi sinh mạng của 28 người, trong đó có tới 20 trẻ em ở độ tuổi mới chỉ lên 5 lên 6. Còn ở Trung Quốc là vụ một người đàn ông lạ mặt xông vào trường tiểu học ở huyện Quang Sơn, tỉnh Hà Nam, đâm trọng thương 22 trẻ em.

Tuy nhiên, phản ứng "bên trọng bên khinh" trong đó, "bên trọng" lại là vụ thảm sát ở trường tiểu học Mỹ của truyền thông Trung Quốc khiến cộng đồng mạng nước này thất vọng và phẫn nộ. Đối với vụ thảm sát ở trường tiểu học Mỹ, truyền thông Trung Quốc rầm rộ đưa tin. Khắp các trang nhất của các báo Trung Quốc nổi bật với những cái tít như: Nước Mỹ đau thương, Người Mỹ đang đau đớn hay Cả nước Mỹ đang rơi lệ.

Trong khi đó, sáng ngày 14/12, một người đàn ông tên là Mẫn Ứng Quân, 36 tuổi, đột nhập vào nhà một cụ già 84 tuổi ở tỉnh Hà Nam, đâm trọng thương ông cụ rồi xông vào một trường tiểu học, tiếp tục tấn công 22 học sinh lại bị làm lơ do truyền thông trong nước còn đang mải mê “khóc thương” cho thảm kịch ở nước Mỹ xa xôi. Những học sinh tiểu học của Trung Quốc bị đâm hôm đó phần lớn đều là con em của các lao động nhập cư bất đắc dĩ phải để con ở lại quê nhà để đi kiếm ăn tại các thành phố xa xôi khác khắp đất nước.

Các phương tiện truyền thông lớn và chính thống của Trung Quốc, chẳng hạn Đài truyền hình Trung ương, South Metropolis Daily, Thanh niên Bắc Kinh vào hôm 14/12 đau thương đó, chỉ đưa vẻn vẹn một mẩu tin nhỏ, ngắn ngủi về tai họa trong nước và dồn toàn lực khai thác vụ thảm sát Mỹ.

Thậm chí, một tờ báo thuộc quyền quản lý của huyện Quang Sơn còn hoàn toàn im lặng về vụ việc, kể cả những ngày sau đó. Thay vào đó, tờ báo này vào ngày 17/12 vẫn đăng bài ca ngợi chính quyền địa phương ngay ở trang nhất với tít “Quang Sơn phấn đấu phát triển nền giáo dục đáp ứng nhu cầu của nhân dân”.

Truyền thông Trung Quốc bị cáo buộc chỉ chăm chăm đưa tin thảm sát trường học Mỹ mà thờ ơ với vụ 22 học sinh tiểu học trong nước bị đâm trọng thương.

Từ những điều trớ trêu đó, truyền thông Trung Quốc bị cáo buộc "chỉ biết khóc thương cho trẻ em Mỹ mà không màng đến trẻ em trong nước” trên khắp các diễn đàn của cộng đồng mạng.

Một cư dân mạng bình luận: “Ngay sau khi vụ thảm sát ở Mỹ xảy ra, nó đã bao phủ toàn bộ mạng lưới truyền thông Trung Quốc và trở thành đề tài nóng. Tuy nhiên, cùng ngày, vụ 22 em nhỏ Trung Quốc tại một trường tiểu học ở tỉnh Hà Nam bị một người đàn ông lạ mặt đâm trọng thương cũng rất nghiêm trọng nhưng lại bị các báo lớn làm ngơ. Độc giả chỉ có thể cập nhật các thông tin chi tiết trên trang mạng Weibo. Có phải điều này có nghĩa là, cuộc sống của trẻ em Trung Quốc không đáng quan tâm và có ít giá trị hơn?

“Sau vụ thảm sát ở Mỹ, Chính phủ nước này đã treo cờ rủ để thể hiện nỗi đau thương, Tổng thống Obama đã rơi lệ, chúng ta đã gửi lời chia buồn đến Mỹ và truyền thông nước ta rầm rộ đưa tin về vụ này… Tuy nhiên, làm như vậy, liệu chúng ta có được lợi lộc gì từ Obama không? Thử hỏi, truyền thông nước mình quan tâm đủ đến trẻ em trong nước hay chưa?”, một blogger của Trung Quốc nhấn mạnh.

Nhà văn Zheng Yuanjie, một trong những tác giả viết sách thiếu nhi nổi tiếng nhất Trung Quốc cũng phải lên tiếng thể hiện sự bất bình: “Ngày 14/12, cả Trung Quốc và Mỹ đều xảy ra những thảm kịch mà các nạn nhân hầu hết đều là các em nhỏ. Hai ngày sau đó, mọi người Trung Quốc đều được cung cấp thông tin chi tiết về vụ thảm sát và sát thủ. Thế nhưng, đáng buồn thay, chúng ta lại không được cung cấp tường tận các chi tiết liên quan đến vụ tấn công trường học ở tỉnh Hà Nam".

Một số cơ quan truyền thông Trung Quốc thậm chí bị cáo buộc là loa phóng thanh của Mỹ.

Tuy nhiên, một số người tỏ ra công bằng khi cho rằng, lỗi lầm không hoàn toàn thuộc về truyền thông trong nước bởi trên thực tế, phóng viên, nhà báo Trung Quốc đã không được cung cấp thông tin chi tiết liên quan đến vụ tấn công trẻ em tại trường tiểu học ở Hà Nam.

Một blogger có nick name là Rong Guoqiang bình luận, trên thực tế, các phóng viên Trung Quốc đã không thể làm tròn chức trách và phận sự của họ bởi không được cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vụ việc ở Hà Nam. Theo blogger này, khi nhà báo tiếp cận để khai thác thông tin về vụ tấn công, họ chỉ nhận được sự thờ ơ, lãnh đạm của giới chức địa phương. Những người liên quan trực tiếp hoặc có trách nhiệm đối với vụ việc như các cán bộ xã, huyện hay các quan chức phòng giáo dục đều viện đủ mọi lý do để tránh gặp nhà báo và tránh trả lời các câu hỏi của họ.

Trong khi đó, đây không phải là lần đầu tiên truyền thông Trung Quốc bị dư luận lên án khi ưu tiên và dồn toàn lực vào khai thác tin tức quốc tế hơn ở trong nước. Hồi tháng 10, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc bị chỉ trích và mỉa mai là “cơ quan thông tấn đại diện cho nước Mỹ” vì đầu tư quá nhiều tiền bạc và nhân lực, sang tận Mỹ để làm tin về siêu bão Sandy tàn phá nước này.

Phương Đăng

Theo Infonet

Phương Đăng

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm