Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc thấp thỏm vì Nhật dùng vũ khí 'khủng' trên biển

Bắc Kinh bày tỏ sự quan ngại trước việc Tokyo muốn sử dụng hệ thống radar tối tân trên biển và các máy bay do thám không người lái của Mỹ để giám sát lãnh hải.

Giới truyền thông Nhật Bản đưa tin chính phủ nước này sẽ mua phi cơ do thám tự động của Mỹ trong năm tài khóa 2015 nhằm đưa năng lực giám sát và đối phó tranh cãi chủ quyền biển lên một tầm cao mới. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng thông báo họ đang thảo luận kế hoạch thiết lập các trạm giám sát mới trên đảo Iwo Jima để theo dõi hoạt động của tàu, thuyền Trung Quốc trên Thái Bình Dương.

Hệ thống radar tối tân trên biển X-band có khả năng theo dõi chuyển động của tên lửa với độ chính xác rất cao, cho phép người ta phóng tên lửa đánh chặn từ mặt đất và tên biển. Ảnh: strategypage.com.
Hệ thống radar tối tân trên biển X-band có khả năng theo dõi chuyển động của tên lửa với độ chính xác rất cao, cho phép người ta phóng tên lửa đánh chặn từ mặt đất và tên biển. Ảnh: strategypage.com.

Chưa hết, hãng thông tấn Kyodo còn đưa tin các quan chức Nhật Bản đang xem xét việc triển khai hệ thống radar tối tân trên biển X-band tại thành phố Kyotango để "đối phó các tên lửa của Triều Tiên". X-band có khả năng theo dõi chính xác quỹ đạo bay của tên lửa đạn đạo, cho phép quân đội Mỹ phóng tên lửa đánh chặn từ trên đất liền và biển. Một hệ thống X-band đã tồn tại ở một căn cứ quân sự phía bắc Nhật Bản.

Nhật Bản và Trung Quốc đang sa lầy trong tranh chấp chủ quyền đối với nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư trong biển Hoa Đông.

Hồng Lỗi, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói rằng Bắc Kinh quan ngại về hành động của Tokyo. Theo ông, Trung Quốc tin rằng việc đơn phương triển khai một hệ thống chống tên lửa hoặc thành lập một liên minh sẽ không mang đến lợi ích cho nỗ lực không phổ biến vũ khí trong khu vực cũng như hòa bình, ổn định ở châu Á - Thái Bình Dương. Ngoài ra, những việc đó sẽ gây nên hậu quả tiêu cực nghiêm trọng đối với sự ổn định chiến lược toàn cầu.

"Trung Quốc ủng hộ các giải pháp chính trị và ngoại giao để giải quyết vấn đề phổ biến tên lửa và sẽ lắng nghe những mối quan ngại hợp lý của mọi quốc gia về phòng thủ tên lửa", ông Hồng nói.

Bài liên quan

Quỳnh Trang

Bạn có thể quan tâm