Cụ thể, từ 11h7 đến 11h30 ngày 21/6, lực lượng Kiểm ngư Việt Nam phát hiện máy bay tuần thám số hiệu CMS-B3843 từ Đông Bắc bay một vòng trên khu vực phía Nam, cách giàn khoan 12 hải lý ở độ cao 200-500 m, sau đó rời khỏi khu vực theo hướng Tây Tây Bắc.
Lực lượng Kiểm ngư Việt Nam còn phát hiện hai lượt máy bay trinh sát ở khu vực Tây-Tây Nam, cách giàn khoan 12 hải lý và 35 hải lý, bay 2-4 vòng ở độ cao 500-2.000 m.
Cung cấp thông tin tại hiện trường thực địa, đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, Trung Quốc vẫn duy trì khoảng 118 tàu các loại, trong đó có 6 tàu quân sự, 43 tàu hải cảnh, 14 tàu vận tải, 17 tàu kéo và 38 tàu cá, các tàu Trung Quốc hoạt động cách giàn khoan 6-9 hải lý.
Cận cảnh tàu và máy bay Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. |
Bên cạnh đó, các tàu Hải cảnh, Hải giám, tàu vận tải và tàu kéo của Trung Quốc thường xuyên ép hướng, tăng tốc độ bám sát các tàu Kiểm ngư Việt Nam, khoảng cách lúc gần nhất là 30 m.
Đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cũng cho biết, các tàu cá của Việt Nam trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa vẫn tổ chức đánh bắt ở Tây-Tây Nam cách giàn khoan khoảng 34-38 hải lý.
Tại khu vực nhóm tàu cá của ta hoạt động khai thác thủy sản có khoảng 38 tàu cá, được sự hỗ trợ của 1 tàu Hải cảnh số hiệu 46102 của Trung Quốc tổ chức thành hàng ngang, ngăn cản, sử dụng tốc độ cao chặn hướng và ép các tàu cá của ta ra xa không cho tiến vào gần giàn khoan. Nhưng với sự hỗ trợ của các tàu Kiểm ngư, các tàu cá của ta vẫn bám sát ngư trường đánh bắt cá, bảo đảm an toàn.
Trong ngày, các tàu Kiểm ngư của ta hoạt động cách giàn khoan từ 10-12 hải lý tiếp tục đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu và giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Đại diện Cục Kiểm ngư cho biết thêm, trong ngày vị trí giàn khoan Hải Dương-981 không có sự thay đổi