Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc quyết tâm làm 'cách mạng nhà vệ sinh'

Để thu hút du khách, Bắc Kinh sẽ xây mới hoặc cải tạo khoảng 100.000 nhà vệ sinh đạt chuẩn trên khắp đất nước nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành du lịch.

Trong một kế hoạch mới công bố, Trung Quốc khẳng định mục tiêu đầu tư 2 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 290 tỷ USD) trong giai đoạn 2016-2020, tức tăng mức đầu tư trực tiếp vào du lịch hơn 14%/năm.

Các thành phố công nghiệp cũ và lệ thuộc vào tài nguyên, đặc biệt ở miền bắc Trung Quốc, sẽ được khuyến khích phát triển du lịch. Hiện tại, một số thành phố đang lên kế hoạch biến những hầm mỏ cạn kiệt thành công viên.

Kế hoạch này cũng hứa hẹn tạo ra một “cuộc cách mạng nhà vệ sinh” trên khắp Trung Quốc. Bắc Kinh sẽ xây mới hoặc cải tạo khoảng 100.000 nhà vệ sinh đạt chuẩn nhằm đáp ứng nhu cầu mà sự phát triển của ngành du lịch đặt ra.

Trung Quoc quyet tam lam cach mang nha ve sinh anh 1
Nhà vệ sinh kính tại một công viên ở Trường Sa, Hồ Nam, Trung Quốc. 

 

Ảnh: Reuters.

Theo chính phủ, các khoản đầu tư sẽ giúp ngành công nghiệp du lịch chiếm 12% nền kinh tế vào năm 2020, thay vì 10,8% như thống kê năm ngoái. Cụ thể, tổng các khoản thu từ du lịch sẽ đạt 7 nghìn tỷ tệ (1 nghìn tỷ USD) vào năm 2020, tương đương mức tăng trưởng 11% mỗi năm.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát động chiến dịch "cách mạng nhà vệ sinh" hồi đầu năm ngoái. Riêng trong năm 2015, Trung Quốc đã xây mới hơn 14.000 nhà vệ sinh và nâng cấp gần 7.700 công trình cũ.

Vệ sinh công cộng là điểm yếu nhất trong hoạt động phát triển ngành công nghiệp du lịch Trung Quốc. "Một nhà vệ sinh bẩn có thể phá huỷ mọi nỗ lực quảng cáo", ông Li Jinzao, giám đốc Tổng cục Du lịch Trung Quốc (CNTA), nhận định.

Tình trạng đi vệ sinh công cộng bừa bãi, đặc biệt ở trẻ em, vẫn còn phổ biến ở Trung Quốc, mặc dù chất lượng cơ sở hạ tầng đã cải thiện trong 20 năm qua.

Trung Quốc đổ tiền xây trung tâm du lịch gần Everest

Trung Quốc đổ nhiều triệu USD xây dựng trung tâm du lịch ở Tây Tạng, nhằm thu hút các nhà leo núi với mức phí chinh phục Everest gần 50.000 USD một người.

An An (Theo Reuters)

Bạn có thể quan tâm