Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc phóng tên lửa Trường Chinh thất bại

Trung Quốc thất bại trong việc phóng tên lửa đẩy hạng nặng Trường Chinh-5 từ đảo Hải Nam lên quỹ đạo trong ngày hôm nay.

Tên lửa Trường Chinh thất bại sau khi rời bệ phóng Chiều 2/7, Trung Quốc phóng tên lửa Trường Chinh-5 từ đảo Hải Nam. Vụ phóng được cho đã thất bại do một sự cố bất ngờ.

Truyền thông Trung Quốc đưa tin vụ phóng thất bại sau khi tên lửa rời bệ phóng hôm 2/7. Tân Hoa Xã cho biết nguyên nhân của vụ việc đang được điều tra làm rõ.

Đoạn video trên mạng cho thấy tên lửa cất cánh một cách suôn sẻ. Tuy nhiên, sự cố đáng tiếc đã xảy ra sau đó.

Tên lửa Trường Chinh-5 Y2 được đưa tới bệ phóng ở Trung tâm Không gian Văn Xương trên đảo Hải Nam, Trung Quốc từ đầu tuần. Đây là lần thứ 2 Trung Quốc phóng một tên lửa Trường Chinh-5 sau lần đầu tiên vào tháng 11/2016.

ten lua Truong Chinh that bai anh 1
Tên lửa Trường Chinh-5 Y2 trước khi rời bệ phóng. Ảnh: Gbtimes.

Trường Chinh-5 Y2 dự kiến mang theo vệ tinh Thực Tiễn-18. Vệ tinh này sẽ tiến hành các quá trình kiểm tra cho lớp vệ tinh mới Đông Phương Hồng-5 cũng như thực hiện một số thí nghiệm trên quỹ đạo.

Ông Tập Cận Bình vẫn ưu tiên phát triển chương trình vũ trụ của Trung Quốc nhằm tăng cường khả năng quốc phòng, an ninh của nước này dù vẫn nói chương trình chủ yếu là vì mục đích hoà bình. 

Nếu được phóng lên, tên lửa Trường Chinh-5 Y2 sẽ kiểm tra công nghệ lõi, dữ liệu tích hợp và cung cấp hỗ trợ cần thiết trước thềm vụ phóng tàu thăm dò Mặt Trăng Hằng Nga-5 dự kiến diễn ra cuối năm nay.

Đây là tên lửa lớn 2 tầng với tải trọng 25 tấn lên quỹ đạo thấp của Trái Đất và 14 tấn lên quỹ đạo chuyển tiếp địa tĩnh, mức lớn nhất từ trước tới nay của các tên lửa đẩy do Trung Quốc sản xuất. Tải trọng của Trường Chinh-5 gấp khoảng 2,5 lần so với mẫu tên lửa đẩy Trường Chinh hiện nay.

Tên lửa đẩy Trường Chinh-5 là loại phức tạp nhất trong các dòng tên lửa Trường Chinh với hơn 100.000 chi tiết hợp thành thay vì hàng chục nghìn chi tiết trong các tên lửa Trường Chinh khác. Các nhà khoa học đã phải tiến hành hơn 7.000 cuộc thử nghiệm trong suốt 10 năm phát triển tên lửa đẩy Trường Chinh.

Tên lửa chống bức xạ HARM diệt radar AGM-88 HARM là vũ khí chuyên dùng tiêu diệt các trạm radar của đối phương với tầm bắn tới 150 km.

Trung Quốc sắp phóng tên lửa đẩy mạnh nhất lần thứ 2

Trung Quốc sẽ phóng tên lửa đẩy hạng nặng Trường Chinh 5 thứ hai từ đảo Hải Nam lên quỹ đạo vào ngày 2/7.

Chiến hạm mới của TQ có thực sự hiện đại nhất châu Á?

Các nhà phân tích Trung Quốc nói tàu khu trục Type-055 chỉ đứng sau Zumwalt của Mỹ và vượt trội so với chiến hạm của Hàn Quốc, Nhật Bản. Giới chuyên gia chỉ ra điểm yếu về radar.

Thế Long

Bạn có thể quan tâm