Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc ôm mộng hồi sinh siêu tàu sân bay Liên Xô

Sau khi hoàn thành việc cải tạo tàu sân bay Varyag của Nga thành tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc bắt đầu vươn tới mục tiêu xa hơn là tàu sân bay năng lượng hạt nhân.

Trung Quốc ôm mộng hồi sinh siêu tàu sân bay Liên Xô

Sau khi hoàn thành việc cải tạo tàu sân bay Varyag của Nga thành tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc bắt đầu vươn tới mục tiêu xa hơn là tàu sân bay năng lượng hạt nhân.

Trang web của tập đoàn công nghiệp tàu thủy Trung Quốc CSIC báo cáo, tập đoàn này đang phát triển các công nghệ chủ chốt trong phát triển lò phản ứng hạt nhân nhỏ.

Những công nghệ này sẽ được giới thiệu và thử nghiệm trong thời gian tới. Điều đó cho thấy, Trung Quốc đang bắt tay vào chương trình phát triển tàu sân bay năng lượng hạt nhân. Với Trung Quốc, để độc lập phát triển một tàu sân bay hiện đại như vậy gần như là điều không thể.

Đề án tàu sân bay năng lượng hạt nhân 1143.7 Ulyanovsk, giấc mơ dang dở của Liên Xô.

Lần này, Trung Quốc tiếp tục tìm đến Ukraine, một quốc gia đang nắm giữ kho vàng công nghệ chưa được khai thác hết. Cái đích mà Trung Quốc nhắm đến chính là bản vẽ dự án siêu tàu sân bay năng lượng hạt nhân Đề án 1143.7 Ulyanovsk đã bị hủy bỏ hiện đang được Ukraine nắm giữ.

Thực sự thì ngoài Nga và Ukraine, chẳng còn chỗ nào khác để Trung Quốc có thể gõ cửa. Việc tiếp cận công nghệ đóng tàu sân bay năng lượng hạt nhân từ phương Tây là điều không tưởng. Trong khi đó, Ukraine nắm giữ khá nhiều tài liệu kỹ thuật về các hệ thống vũ khí “khủng” dưới thời Liên Xô.

Các chuyên gia phân tích quân sự nhận định, dựa trên bản vẽ và tài liệu kỹ thuật của dự án 1143.7 Ulyanovsk, Trung Quốc sẽ phát triển các tàu sân bay mới thành 2 giai đoạn.

Giai đoạn đầu, dự án sẽ đóng khoảng 4 tàu sân bay chạy bằng động cơ thông thường để đánh giá khả năng đóng “siêu tàu sân bay” của Trung Quốc.

Giai đoạn tiếp theo sẽ đóng khoảng 2 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ đi vào hoạt động trong năm 2020.

Dự án tàu sân bay thứ 2 của Trung Quốc đã được Tướng Song Xue, Phó tham mưu trưởng Hải quân Trung Quốc tiết lộ trong buổi lễ kỷ niệm 64 năm ngày thành lập Hải quân Trung Quốc vào ngày 23/4.

Trung Quốc đang ôm mộng hồi sinh siêu tàu sân bay này thành một sản phẩm "made in China".

Đề án 1143.7 Ulyanovsk là một thiết kế lai giữa tàu sân bay lớp Nimizt và lớp Kuznetsov, boong tàu được thiết kế với 4 đường băng cho máy bay cất và hạ cánh.

Hai đường băng được thiết kế tương tự như kiểu thiết kế của tàu sân bay lớp Nimizt sử dụng các máy phóng hơi nước để phóng máy bay. Trong khi đó phần mũi tàu vẫn giữ lại hai đường băng kiểu nhảy cầu như trên chiếc tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov.

Và đây là giấc mơ của Trung Quốc về một siêu tàu sân bay hạt nhân ngang ngửa với tàu sân bay lớp Nimizt của Hải quân Mỹ.

Siêu tàu sân bay Ulyanovsk có khả năng mang theo 70 máy các loại, trong đó có 27 chiếc tiêm kích trên hạm Su-33 hoặc MiG-29K, 10 chiếc cường kích Su-25, 4 chiếc máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không AWACS Yak-44 tương đương với E-2 Hawkeyes của Hải quân Mỹ, 15-20 chiếc trực thăng chống ngầm Ka-27.

Nhà chứa máy bay được thiết kế với 3 thang máy, một ở bên mạn trái, hai ở bên mạn phải, phía hai bên của tháp chỉ huy, tạo sự linh hoạt cao trong triển khai máy bay sẵn sàng cho nhiệm vụ.

Đề án 1143.7 Ulyanovsk được trang bị 4 lò phản ứng hạt nhân KN-3 công suất 300MW, lò phản ứng này hiện đang được sử dụng trên chiếc tuần dương hạm nguyên tử lớp Kirov. 4 động cơ tuabin hơi nước 4 trục công suất 200.000 mã lực. Tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ, tầm hoạt động chỉ giới hạn bởi nhu yếu phẩm cho thủy thủ đoàn.

Thông số cơ bản: Dài 324,6 mét, rộng 75,5 mét, mớn nước 11 mét, tải trọng tiêu chuẩn 65.000 tấn, 79.000 tấn đầy tải. Thủy thủ đoàn 2.300 người. Theo Jane Defence Weekly, trước khi tàu sân bay này bị Ukraine xẻ thịt một lò phản ứng hạt nhân KN-3 đã được lắp đặt trên tàu, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ “cậy nhờ” Ukraine để phát triển một lò phản ứng hạt nhân tương tự.

quốc việt

Theo Infonet

 

quốc việt

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm