Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc, Nhật Bản chỉ vờn nhau trên biển Hoa Đông?

Quan hệ Trung-Nhật đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, một cuộc chiến tranh tiềm năng giữa hai đại gia châu Á như nhiều người quan ngại khó lòng xảy ra bởi cái giá của cuộc chiến quá cao.

Trung Quốc, Nhật Bản chỉ vờn nhau trên biển Hoa Đông?

Quan hệ Trung-Nhật đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, một cuộc chiến tranh tiềm năng giữa hai đại gia châu Á như nhiều người quan ngại khó lòng xảy ra bởi cái giá của cuộc chiến quá cao.

Bất chấp căng thẳng leo thang đỉnh điểm liên quan đến tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku giữa Trung Quốc và Nhật Bản, một cuộc chiến giữa hai "đại gia" châu Á sẽ khó lòng xảy ra?

Trong đời sống chính trị khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các yêu sách về lãnh thổ hoàn toàn không phải là chuyện hiếm gặp. Danh sách các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trong khu vực hoàn toàn không dính dáng đến bất cứ vấn đề lãnh thổ nào chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Mức độ của các tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền tại châu Á-Thái Bình Dương rất đa dạng. Tuy nhiên, các tranh chấp lãnh thổ giữa tất cả các cường quốc khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ, do nhiều yếu tố, thường phức tạp và nguy hiểm hơn nhiều so với những bất đồng tương tự giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ nhỏ hơn.

Giới phân tích cho rằng, bản đồ chính trị châu Á giống như bãi mìn mà bất cứ một sơ suất nhỏ nào cũng có khả năng tạo ra một vụ nổ lớn.

Hầu hết các tranh chấp lãnh thổ, về cơ bản đều liên quan đến các nguồn tài nguyên như dầu mỏ, khí đốt, các nguyên tố đất hiếm, các tuyến đường vận chuyển, nguồn cá… Nếu đơn thuần chỉ bắt nguồn từ các nguồn tài nguyên, chúng sẽ dễ dàng được giải quyết  thông qua các thỏa thuận bất chấp mức độ căng thẳng.

Tuy nhiên, mọi thứ không đơn giản như vậy. Dẹp lợi ích vật chất sang một bên, các tranh chấp lãnh thổ hầu như đều bị chi phối bởi một yếu tố vô hình quan trọng đó là thanh thế, ảnh hưởng. Chính yếu tố này khiến các vấn đề lãnh thổ, đặc biệt là giữa các cường quốc trở nên rất khó giải quyết. Căng thẳng Trung - Nhật liên quan đến tranh chấp lãnh thổ quần đảo Điếu Ngư thời gian gần đây không nằm ngoài những yếu tố như vậy.

Đối với Nhật Bản, quyết định “quốc hữu hóa” các đảo tranh chấp rõ ràng không đơn giản chỉ là vì dự đoán về nguồn tài nguyên dồi dào dưới lòng biển xung quanh các đảo này. Lý do phần lớn là vì nỗi bất an của họ khi chứng kiến xu thế các quốc gia ngày càng kiên quyết và mạnh mẽ hơn trong việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ trong khu vực. Đó là Nga với quần đảo Kuril được biểu hiện thông qua chuyến thăm đảo lần thứ 2 của Thủ tướng Medvedev gần đây và không mảy may để tâm đến phản ứng của Nhật Bản.

Trước đó, thời còn giữ chức Tổng thống Nga, ông Medvedev đã đặt chân tới Kuril lần đầu tiên để khẳng định chủ quyền của Nga đối với quần đảo này cũng như các ý đồ của họ đối với châu Á.

Hàn Quốc cũng có những bước đi tương tự, với việc Tổng thống Lee Myung-Bak tới thăm quần đảo tranh chấp với Nhật Bản Dokdo/Takeshima bất chấp Tokyo kịch liệt phản đối.

Trong khi đó, từ năm ngoái, Trung Quốc bắt đầu kiên quyết và cứng rắn hơn trong các tuyên bố chủ quyền và lợi ích của họ tại các vùng biển lân cận, khiến không chỉ Nhật Bản mà cả Mỹ cũng phải quan ngại.

Giữa bối cảnh đó, rõ ràng Nhật Bản cho rằng, họ cũng cần thể hiện động thái cương quyết hơn và quốc hữu hóa các đảo tranh chấp với Trung Quốc chính là nước cờ của họ. Hơn nữa, nước cờ này lại được tiếp thêm động lực đầy ý nghĩa.

Sau một cuộc hội đàm với Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản tiết lộ, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đã đảm bảo với ông rằng, các đảo tranh chấp giữa Tokyo và Bắc Kinh nằm trong phạm vi của Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật.

Và sự im lặng của Bộ trưởng Panetta rõ ràng ngầm khẳng định tính xác thực của tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản. Mỹ rõ ràng đã cam kết bảo vệ đồng minh trước bất cứ sự cố phát sinh nào liên quan đến khu vực này. Lý do là, lợi ích và chiến lược của Mỹ trong khu vực liên quan chặt chẽ đến an ninh của Nhật Bản.

Sự tham gia của Mỹ vào tranh chấp lãnh thổ Mỹ - Nhật có thể khiến vấn đề thêm phức tạp hơn. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu chứng tỏ, quần đảo Điếu Ngư/Senkaku sẽ không là ngòi nổ dẫn đến một cuộc chiến tranh trên biển Hoa Đông, chẳng hạn, hạm đội tàu chiến của Trung Quốc rõ ràng chỉ áp sát khu vực tranh chấp và có thể đôi lần xâm nhập vào vùng lãnh hải của Nhật Bản nhưng không hề thể hiện bất cứ động thái khiêu khích nào.

Tàu chiến Trung Quốc được điều đến vùng biển tranh chấp với Nhật Bản.

Việc tăng cường tiếp cận khu vực tranh chấp của Bắc Kinh cũng chỉ được thể hiện thông qua các tàu đánh cá dân sự không được vũ trang. Rõ ràng, Trung Quốc đang cố tránh kịch bản tấn công trước vì không muốn tặng không cho liên minh Mỹ-Nhật cái cớ để phản đòn.

Hơn nữa, trong thời gian này, cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản sẽ không đời nào hi sinh các lợi ích kinh tế to lớn của họ để đâm đầu vào một chiến tranh mất nhiều hơn là được. Do đó, căng thẳng giữa hai đại gia châu Á liên quan đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku có khả năng sẽ hạ nhiệt trong tương lai dù rõ ràng sẽ không thể hoàn toàn chấm dứt.

Phương Đăng

Theo Infonet

Phương Đăng

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm