Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc lộ tham vọng không gian bằng việc khoe tiêm kích

Theo nhận định của các chuyên gia quân sự, Trung Quốc khoe mẫu phi cơ tiêm kích J-10 trong triển lãm hàng không lớn nhất châu Á nhằm thúc đẩy tham vọng không gian.

Các tiêm kích J-10 thuộc đội bay nhào lộn Bayi của PLA trình diễn tại China Airshow 2014.
Các tiêm kích J-10 thuộc đội nhào lộn Bayi của PLA trình diễn tại triển lãm hàng không Chu Hải 2014. Ảnh: Tân Hoa xã

Sau khi màn trình diễn của tiêm kích tàng hình J-31 tại triển lãm hàng không Chu Hải 2014 kết thúc tốt đẹp hôm 11/11, các chuyên gia tỏ ra hoài nghi về mục đích thực sự của việc Trung Quốc công khai mẫu tiêm kích tàng hình. Ngoài việc chứng tỏ những tiến bộ mà Bắc Kinh đạt được trong 65 năm từ khi lực lượng quân đội hình thành, các chuyên gia nhận định việc Trung Quốc phát triển các tiêm kích và máy bay không người lái còn nhằm thúc đẩy mục tiêu tiếp theo của họ là thống lĩnh không gian.

Hồi tháng 6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đồng thời là Chủ tịch Quân ủy Trung ương (CMC) thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), cho rằng lực lượng không quân cần phát triển và thúc đẩy để hội nhập với chương trình không gian của đất nước. Theo ông Tập, lực lượng không quân phải hoàn tất quá trình hội nhập trong vòng 5 năm tới, theo Tân Hoa Xã.

Ông Tập đưa ra mục tiêu dành cho lực lượng không quân sau khi Trung tâm Chính sách Quốc phòng, một đơn vị của Học viện Khoa học Quân sự, cho rằng, Trung Quốc đang đối mặt với các mối đe dọa từ không gian.

“Một số quốc gia đã đẩy mạnh sự phát triển lực lượng không gian, tăng tính cạnh tranh để giành ưu thế quân sự vả phát triển vũ khí tấn công cũng như phòng thủ trong lĩnh vực này”, báo cáo của Trung tâm Chính sách Quốc phòng nêu rõ.

Theo báo cáo, một số siêu cường quốc trong ngành hàng không vũ trụ đã thu thập dữ liệu về tiềm lực quân sự, chính trị, kinh tế và công nghệ của Trung Quốc. Thực trạng này dẫn tới những mối đe dọa về an ninh quốc gia. Mặc dù, báo cáo không nêu cụ thể từng siêu cường, song các chuyên gia quân sự khẳng định Trung Quốc ám chỉ Mỹ.

Ảnh: Dickson Lee

PLA trưng bày tên lửa đất đối không và hệ thống radar tại triển lãm hàng không Chu Hải hôm 11/11. Ảnh: Dickson Lee      

Trong khi đó, hồi tháng 9, tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản đưa tin quân đội Trung Quốc đã thành lập quân chủng thứ 5, chuyên tiến hành các nhiệm vụ hàng không vũ trụ bên cạnh Bộ binh, Hải quân, Không quân và Lực lượng Pháo binh số 2 (phụ trách kho vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bắc Kinh). Tuy nhiên, PLA không xác nhận thông tin ấy.

Các quan sát viên quân sự cho biết PLA cần một định hướng rõ ràng hơn về quá trình hội nhập không gian do sự cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc thế giới trong lĩnh vực này.

 Một trong những vấn đề cơ bản đối với Trung Quốc hiện nay là công nghệ. Bắc Kinh chưa thể sản xuất động cơ máy bay của riêng họ.  

“Đa số tiêm kích tiên tiến của lực lượng Không quân của PLA vẫn mang động cơ Nga mặc dù Bắc Kinh đã đầu tư nghiêm túc vào việc nghiên cứu và phát triển động cơ máy bay”, Andrei Chang, biên tập viên của tạp chí Hong Kong Kanwa Asian Defence tại Canada, nhận định.

Theo Chang, động cơ máy bay là một công nghệ quan trọng. Mỹ phải dành 80 năm để đạt thành tựu trong quá trình sản xuất động cơ, trong khi Nga mất 100 năm. Chắc chắn, Moscow sẽ không để công nghệ cốt lõi của họ lọt vào tay Bắc Kinh.

Tiêm kích Trung Quốc bay với động cơ khói đen ngùm

Tiêm kích tàng hình J-31 của Trung Quốc có màn trình diễn với động cơ xả khói đen ngùm tại China Airshow 2014, khiến chuyên gia quân sự hoài nghi về khả năng tàng hình của máy bay.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm