Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc lật ngược thế cờ trong cuộc chiến chống dịch

Là những nơi dịch Covid-19 lan rộng đầu tiên, các quốc gia châu Á giờ đây bước vào giai đoạn nỗ lực phòng chống nguy cơ lây nhiễm từ bên ngoài.

Nhiều điểm nóng bùng phát Covid-19 tại châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đã và đang khiến thế giới phải ngả mũ vì tính hiệu quả của công tác dập dịch. Dù mỗi quốc gia, khu vực có cách tiếp cận khác nhau nhưng điểm chung là những phương pháp này đều mang lại hiệu quả đáng ghi nhận.

Cách phòng chống dịch của Trung Quốc trở thành chủ đề bàn luận “nóng” trên thế giới với nhiều luồng ý kiến khác nhau. Trong khi có không ít người phê phán Trung Quốc cứng rắn trong ứng phó với dịch, phần lớn cư dân nước này lại đòi hỏi sự công nhận từ cộng đồng quốc tế.

Ông Yin Choi Lam, một chủ nhà hàng người Việt gốc Hoa sống tại Melbourne, Australia bày tỏ sự ủng hộ với cách ứng phó ở Trung Quốc khi nước này đã khống chế được dịch bệnh.

Nhiều luận điểm tương tự có thể dễ tìm thấy trong cộng đồng người Trung Quốc. Một bức biếm hoạ thể hiện tình huống hiện tại được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Trong đó, Trung Quốc khoẻ mạnh đứng riêng, thể hiện thái độ giận dữ khi nhìn thấy các quốc gia phương Tây không đeo khẩu trang, vô tư chơi đùa để rồi phải nằm trên giường bệnh.

covid-19 anh 1

Biếm hoạ về tình hình dịch COVID-19. Ảnh: Weibo.

Trong khi đó, Hàn Quốc, Singapore hay Đài Loan đang áp dụng biện pháp chống dịch tập trung vào tính minh bạch, đoàn kết trong cộng đồng và không cấm người dân di chuyển, đi lại.

Dù với cách tiếp cận nào thì châu Á cũng đang thành công trong việc chặn đứng sự lây lan của virus corona vốn đang đặt châu Âu và Mỹ vào thế khó.

Kinh nghiệm làm nên sự khác biệt

Hôm 19/3, Trung Quốc đại lục lần đầu tiên không có ca nhiễm mới trong nước, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong công cuộc chống dịch COVID-19. Và kỳ tích này đã được duy trì cho tới nay, tạo nên 3 ngày liên tiếp không có ca nhiễm mới trong nước. Đây là thành quả đáng ghi nhận sau khi nước này áp dụng hàng loạt biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt, bao gồm phong toả nhiều thành phố, đóng cửa các doanh nghiệp và thực hiện xét nghiệm virus corona trên hàng nghìn người.

Trung Quốc đại lục từng nhận lấy cái nhìn ái ngại từ cộng đồng quốc tế khi chủng virus corona mới bùng phát nghiêm trọng tại nước này hồi đầu năm. Giờ đây, mọi chuyện đã khác: Các nước phương Tây trở thành tâm dịch tiếp theo, khiến phần còn lại của thế giới phải dè chừng.

Nhà sử học Leiganne Yuh của Đại học Hàn Quốc cho biết châu Á đối phó hiệu quả với dịch bệnh do các nước này đã có kinh nghiệm trong phòng dịch SARS và MERS. “Người châu Á có thể thực hiện dễ dàng việc đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay hay tránh tiếp xúc xã hội”.

covid-19 anh 2

Khách được kiểm tra thân nhiệt trước khi vào nhà hàng tại Đài Loan. Ảnh: The New York Times.

Tuy nhiên, Mỹ và châu Âu có vẻ vẫn chưa sẵn sàng với các thói quen trên nên những khu vực này đang hứng chịu hậu quả nặng nề do Covid-19 gây ra.

Tại Australia, virus corona có nguồn lây nhiều nhất từ Mỹ, tiếp theo là tới Italy rồi mới đến Trung Quốc. Trong khi đó, quan chức Trung Quốc hôm 9/3 cho biết có tới 34 ca nhiễm mới là du khách nhập cảnh từ nước ngoài.

Tương tự, dù thành công trong công tác chống dịch trong nước, các nền kinh tế châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan hay Singapore lại tiếp tục đối mặt với nguy cơ lây nhiễm từ bên ngoài.

Trung Quốc ứng phó với “giặc ngoại nhập” Covid-19

Mối đe doạ bùng phát dịch Covid-19 từ phương Tây kéo theo hàng loạt chính sách mới nhằm ngăn chặn làn sóng “ca nhập khẩu”.

Các quốc gia tại châu Á đang cấm nhập cảnh hoặc bắt buộc cách ly đối với du khách tới từ Châu Âu hay Mỹ. Trong khi đó, nhiều địa điểm công cộng tại Hong Kong cũng hạn chế nhóm đối tượng trên. Du học sinh người Trung Quốc ở Mỹ hay châu Âu thì vội vã về nước tránh dịch bất chấp thiệt hại tài chính.

covid-19 anh 3

Nhà ga Grand Central tại New York vào tuần trước. Ảnh: The New York Times.

Ở Trung Quốc, nhiều người dân muốn chính phủ cấm nhập cảnh hoàn toàn du khách quốc tế tới từ vùng dịch - biện pháp tương tự cấm nhập cảnh khách từ Trung Quốc mà nhiều nước áp dụng trước đó.

Tang XiaoZhao, giám đốc một thẩm mỹ viện ở Thượng Hải hy vọng Trung Quốc có thể thắt chặt biên giới quốc gia để giảm số người ồ ạt nhập cảnh. “Chính phủ và người dân các nước khác đã làm tôi thất vọng”.

Trong khi đó, đặc khu Hồng Kong, thường đóng vai trò cầu nối giữa đại lục và các nước phương Tây, cũng áp dụng nhiều biện pháp mạnh tay. Ví dụ, một quán rượu tên Hemingway DB tuyên bố sẽ báo cảnh sát nếu phát hiện trường hợp người từ nước ngoài về vi phạm quy định tự cách ly trong vòng 14 ngày. Một hệ thống phòng tập thể thao cũng gửi email yêu cầu khách hàng nhập cảnh sau 10/3 “vui lòng không xuất hiện”.

Hong Kong, với dân số 7 triệu người, đang dần hồi phục sau "cơn bão" dịch Covid-19. Sau khi ghi nhận số “ca ngoại nhập” tăng đáng kể, chính quyền đặc khu đã ra lệnh phong toả khu vực. Hiện các nhà chức trách đang điều tra 5 ca nhiễm liên quan đến Lan Quế Phường - một tụ điểm về đêm thu hút nhiều người nước ngoài.

Đối với các gia đình có người thân ở châu Âu và Mỹ, việc gửi tiếp tế nhu yếu phẩm, vật dụng y tế là điều tối quan trọng.

“Thời dịch SARS, mẹ tôi từng lái xe từ Canada tới Mỹ chỉ để mua khẩu trang cho tôi. Và bây giờ tôi đang làm điều ngược lại đây.” Eric Chan, 45 tuổi, sống tại Hong Kong cho biết. Người này đã lùng sục khắp nơi tìm mua khẩu trang - dù giá đang bị đẩy lên tới mức cắt cổ, để gửi đi cho mẹ và anh chị em đang sống trong tâm dịch.

Nhiều người Trung Quốc sinh sống tại nước ngoài cũng hối hả hồi hương do họ không còn cảm thấy an toàn tại Mỹ và châu Âu.

Lyu, 24 tuổi và bạn cùng phòng mới từ New York về quê hương Hàng Châu vì cách “người Mỹ mất phương hướng” làm họ lo ngại. “Chúng tôi theo dõi diễn biến dịch bệnh trên điện thoại và chúng tôi biết điều gì đang xảy ra. Thế nhưng, người Mỹ xung quanh chúng tôi lại bình thản với thời cuộc”.

Lyu cho biết nhiều người Mỹ vẫn tụ tập vui vẻ và miêu tả virus corona chỉ nghiêm trọng hơn cảm cúm thông thường một chút. “Họ hoặc là không hiểu, hoặc là làm ngơ đi và không muốn hiểu”, Qian nhận xét.

Đối với hai cô gái này, việc cách ly tại chỗ ở Trung Quốc đảm bảo sự an toàn cho họ và họ không cần phải lo lắng về bất cứ điều gì.

300.000 khẩu trang được Trung Quốc vận chuyển đến tặng Bỉ 300.000 khẩu trang đều do công ty Alibaba tài trợ. Đây là lô hàng đầu tiên được chuyển đến Bỉ, các lô hàng còn lại sẽ vận chuyển trong thời gian sớm nhất.

Mỹ cảnh báo đi lại mức cao nhất, kêu gọi công dân lập tức về nước

Mỹ đã nâng cảnh báo đi lại lên cấp 4, mức cao nhất, yêu cầu công dân không đi nước ngoài và người đang ở nước ngoài lập tức về nước, giữa lúc dịch virus corona lan rộng toàn cầu.

Trung Quốc không có ca nhiễm mới trong nước ngày thứ 2 liên tiếp

Ngoài các trường hợp nhập cảnh, Trung Quốc không ghi nhận thêm bất cứ ca nhiễm virus corona chủng mới trong nước trong ngày thứ 2 liên tiếp.

200 ca tử vong ở Mỹ, California ra lệnh cho 40 triệu dân ở nhà

Bang California chỉ thị cho 40 triệu dân của tiểu bang ở nhà giữa lúc tình hình dịch diễn biến phức tạp ở nước Mỹ.

Uyên Uyên

Bạn có thể quan tâm