Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc lắp đặt trái phép nhiều thiết bị quân sự ở Biển Đông

Báo cáo của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) cho biết Trung Quốc tiếp tục lắp đặt trái phép trên quy mô lớn nhiều radar và thiết bị quân sự tại Biển Đông.

Trong báo cáo được công bố hôm 14/12, CSIS, tổ chức nghiên cứu quốc tế hàng đầu thế giới có trụ sở tại Mỹ, cho biết hoạt động lắp đặt trái phép các thiết bị quân sự được Trung Quốc tiến hành trong suốt năm 2017 tại các thực thể trên biển do nước này chiếm đóng phi pháp tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. 

Đá Chữ Thập, thực thể trên biển phía đông bắc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, là nơi có nhiều hoạt động xây dựng của Trung Quốc nhất.

Tài liệu do CSIS thu thập cho thấy Trung Quốc đã hoàn thành xây dựng nhiều nhà chứa dọc đường băng và các hầm ngầm phía nam hòn đảo. Các cấu trúc này có thể được sử dụng để chứa bom, đạn và các khí tài quân sự khác. Nhiều cơ sở radar và hầm chứa tên lửa cũng được phát hiện khắp hòn đảo.

Trung Quoc xay dao o Bien Dong anh 1
Các vị trí phát hiện hoạt động trái phép của Trung Quốc trên đá Chữ Thập của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Ảnh: CSIS.

Tại đá Xubi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, báo cáo của CSIS cho biết nhiều đường hầm có thể được sử dụng để chứa vũ khí đạn dược đã được hoàn thiện. CSIS cũng phát hiện một hệ thống radar và nhà chứa radar đã được lắp đặt. Nhiều hoạt động xây dựng và lắp đặt các thiết bị quân sự trái phép cũng được phát hiện tại đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa.

Trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hiện bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam khi triển khai các tiêm kích J-11B tại đảo Phú Lâm trong một cuộc tập trận. Máy bay vận tải Y-8, có khả năng được sử dụng cho mục đích thám sát điện tử, cũng được phát hiện tại đây.

Trung Quốc cũng lắp đặt hai tháp radar lớn trên đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hiện bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng phản đối các hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam được ghi nhận trong Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển 1982, vi phạm các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế.

Mỹ, Nhật Bản, Philippines và các quốc gia khác đã nhiều lần lên tiếng phản đối các hoạt động tôn tạo đảo và các hoạt động quân sự khác của Trung Quốc trên Biển Đông.

Hải quân Mỹ cũng nhiều lần thực hiện các cuộc tuần tra thể hiện quyền tự do hàng hải trên Biển Đông.

Phóng viên BBC kể chuyện bị Trung Quốc xua đuổi khi tiếp cận Trường Sa Năm 2014, phóng viên Rupert Wingfield-Hayes của BBC tiếp cận khu vực Trung Quốc bồi lấp phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ông kể lại chuyến đi trong đoạn video ngắn.

Phản đối Trung Quốc bắn đạn thật ở Hoàng Sa

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc tuyên bố huấn luyện bắn đạn thật ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Trung Quốc công bố siêu tàu xây đảo nhân tạo mới

Trung Quốc đã công bố tàu nạo vét khổng lồ Tiankun tải trọng 17.000 tấn và có thể hút tới 6.000 m3 đất, cát mỗi giờ từ độ sâu 35 m.




Duy Anh

Bạn có thể quan tâm