“Và Trung Quốc lẳng lặng mua châu Âu trong thái độ thờ ơ hoàn toàn của chúng ta…”. Đó là đầu đề bài viết đăng trên trang web Atlantico (Pháp) hôm 25/3.
Ngày 22/3, công ty Trung Quốc mua lại 26,2% cổ phần của hãng lốp xe Pirelli nổi tiếng của Ý. Trước đó là các phi vụ mua 18 tòa nhà ở Berlin (Đức), mua cổ phần của Tập đoàn Ô tô PSA Peugeot Citroen (Pháp), Tập đoàn Máy tính IBM (Mỹ), sân bay Blagnac (Pháp), cảng Piraeus (Hy Lạp)...
Nhà kinh tế Pháp Antoine Brunet ghi nhận, từ 20 năm nay, Trung Quốc đã tiến hành chiến lược lớn phản công đa chiều, nhằm từng bước lật đổ vai trò thống trị của Mỹ. Chiến lược này diễn ra trên nhiều mặt trận như công nghiệp, thương mại, kinh tế, tài chính, định chế quốc tế, tiền tệ, lãnh thổ, ngoại giao, không gian điều khiển.
Trong khi đó, chính phủ các nước châu Âu vẫn bình chân như vại vì hai lý do.
Phó Thủ tướng Hy Lạp Yiannis Dragasakis (trái) và Phó Thủ tướng Trung Quốc Mã Khải hôm 27/3 tại Bắc Kinh. |
- Các doanh nghiệp lớn ở châu Âu thường vận động hành lang cho Trung Quốc, vì phần lớn doanh số của họ có được từ hàng “made in China” và mua bán trong thị trường nội địa Trung Quốc. Nói xấu Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến doanh thu, tỷ giá cổ phiếu và tiền thưởng của nhà quản trị.
- Đối với mỗi đồng minh của Mỹ, Trung Quốc sử dụng một đòn bẩy riêng. Trung Quốc đạt được thỏa thuận với London, để London hoa mắt trước viễn cảnh trở thành thủ đô tài chính thế giới vào cái ngày nhân dân tệ soán ngôi USD.
Với Seoul và Berlin, Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận giành ưu tiên ở thị trường Trung Quốc, với điều kiện phải tách rời ngoại giao Mỹ. Paris và Rome mang nợ Trung Quốc nặng nề nên phải cộng tác với Trung Quốc .
Vậy chiến lược chính thức của Trung Quốc là gì?
Khi cầm quyền vào cuối năm 2012, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố, Trung Quốc sẽ ngừng lấy thặng dư cán cân thanh toán để tái đầu tư mua nợ quốc gia, mà từ nay sẽ mua tài sản hữu hình ở nước ngoài.
Sau đó, Trung Quốc tăng cường mua tài sản đủ loại, từ cơ sở hạ tầng, nông sản thực phẩm, công nghiệp ô tô cho đến công nghiệp kỹ thuật số…
Nhà kinh tế Antoine Brunet ghi nhận, nhiều người đã lạm dụng từ ngữ khi nói Trung Quốc đầu tư ồ ạt vào châu Âu. Thực tế Trung Quốc bỏ vốn chứ không gia tăng đầu tư hữu hình.
Tham vọng của Trung Quốc là thống trị hoạt động sản xuất thế giới và đưa các nước vào vòng lệ thuộc.
Trung Quốc muốn thống trị giao thông trên bộ, trên biển, trên không để kiểm soát hoạt động vận chuyển hàng hóa. Trung Quốc cũng muốn bảo đảm nguồn cung cấp lương thực khi chất lượng nước và đất nông nghiệp ở Trung Quốc đang suy giảm.
Cuối cùng, Trung Quốc muốn xây dựng trong mỗi ngành công nghiệp một nhà vô địch Trung Quốc thống trị như Mỹ từng làm năm 1920-1970.
Nhà kinh tế Antoine Brunet kết luận, Trung Quốc hiểu rõ một khi Trung Quốc đã mua nhiều tài sản của nước nào đó, đến khi nước đó suy thoái tất nhiên sẽ phải lệ thuộc vào Trung Quốc. Hiện thời Trung Quốc đang nhắm đến các nước gặp nhiều khó khăn kinh tế như Venezuela, Nicaragua, Cuba, Argentina, Hy Lạp.
Tân Hoa xã đưa tin, trong chuyến thăm Trung Quốc hôm 27/3, Phó Thủ tướng Hy Lạp Yiannis Dragasakis cho biết, trong vài tuần nữa Hy Lạp sẽ bán 67% số cổ phần thuộc sở hữu nhà nước trong công ty quản lý cảng Piraeus (cảng lớn nhất Hy Lạp) gần thủ đô Athens. Tập đoàn Cosco của Trung Quốc là ứng viên sáng giá nhất. Tập đoàn này đang quản lý hai bộ phận hàng hóa và hành khách của cảng Piraeus.
Từ năm 2012, Trung Quốc không còn tập trung tại Trung Quốc phần lớn các ngành chế biến công nghiệp của thế giới như trước nữa.
Nhà kinh tế Antoine Brunet