Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc điều 40 chiến đấu cơ ra Senkaku

Ngày 27/4, Thời báo Hoàn Cầu dẫn nguồn tin Sankei Nhật Bản ngày cho biết, Trung Quốc đã điều động ít nhất 40 chiến đấu cơ ra Senkaku/Điếu ngư tham gia hộ tống 8 chiếc tàu Hải giám nước này đang hoạt động gần Senkaku/Điếu Ngư.

Trung Quốc điều 40 chiến đấu cơ ra Senkaku

Ngày 27/4, Thời báo Hoàn Cầu dẫn nguồn tin Sankei Nhật Bản ngày cho biết, Trung Quốc đã điều động ít nhất 40 chiến đấu cơ ra Senkaku/Điếu ngư tham gia hộ tống 8 chiếc tàu Hải giám nước này đang hoạt động gần Senkaku/Điếu Ngư.

Chiến đấu cơ Su-30 của Trung Quốc.

Nguồn tin trên cho biết, trong số 40 chiến đấu cơ được Trung Quốc điều động lần này thì chủ yếu là Su-27 và Su-30. Một quan chức Nhật bản nói hành động điều số lượng lớn chiến đấu cơ ra Senkaku lần này là hành động “liều lĩnh chưa từng có”.

Cũng theo nguồn tin trên, sở dĩ Bắc Kinh điều động 40 chiếc máy bay chiến đấu ra Senkaku là vì tình báo Hoa Nam đã "đánh hơi" thấy tàu ngầm và máy bay cảnh báo P3C của Hải quân Nhật Bản cũng đang có mặt gần đó để hỗ trợ một đội tàu Nhật Bản chở theo khoảng 80 nhà hoạt động bảo vệ chủ quyền, điều tra nghề cá ra Senkaku/Điếu Ngư và khoảng 10 tàu Cảnh sát biển hộ tống.

8 chiếc tàu Hải giám Trung Quốc xông tới Senkaku/Điếu Ngư vào sáng ngày 23/4 và xâm nhập khu vực 12 hải lý xung quanh nhóm đảo này đến tối cùng ngày mới rút khỏi đây. Trước đó có 3 tàu Hải giám đã hoạt động tại vùng biển này.

Sau khi có tin Bắc Kinh điều động 40 máy bay kéo ra Senkaku/Điếu Ngư, Tokyo cũng lập tức lệnh cho biên đội F-15 cất cánh khẩn cấp. Trước đây, hầu như Trung Quốc thường điều động J-10 trong các tình huống "khẩn cấp" ra Senkaku/Điếu Ngư, nhưng lần này lại chủ yếu là Su-27 và Su-30 có uy lực chiến đấu cao hơn nhiều so với J-10.

Trong một động thái có liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, ngày 26/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh lần đầu tiên sử dụng cụm từ “lợi ích cốt lõi” trong tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Với tuyên bố này, quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chính thức thừa nhận việc Bắc Kinh đang đặt quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào “lợi ích cốt lõi” của nước này.

Chính phủ Trung Quốc giải thích rằng khái niệm "lợi ích cốt lõi" bao gồm quyền chủ quyền và bảo vệ lãnh thổ của quốc gia. Bà Xuân Oánh nhấn mạnh rằng chính phủ Trung Quốc không thay đổi định nghĩa cũng như phạm vi của "lợi ích cốt lõi".

Theo GDVN

Theo GDVN

Bạn có thể quan tâm