Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc đang đe dọa chuỗi cung ứng khoáng sản của Mỹ

Việc Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư, siết chặt hoạt động tại các mỏ khai khoáng ở châu Phi đang đe dọa chuỗi cung ứng nguyên liệu thô của Mỹ.

Theo SCMP, đầu tháng 8, Molybdenum (CMOC), công ty khai khoáng khổng lồ của Trung Quốc, đã công bố kế hoạch chi 2,52 tỷ USD nhằm tăng gấp đôi sản lượng khai thác đồng và coban tại mỏ Tenke Fungurume, Cộng hòa Dân chủ Congo.

Kế hoạch này dựa trên một thỏa thuận trị giá 550 triệu USD vào tháng 12 năm ngoái. Qua đó, CMOC sẽ mua 95% cổ phần gián tiếp của Freeport-McMoran (công ty khai thác của Mỹ) trong hoạt động khai thác đồng, coban ở mỏ Kisanfu, cũng thuộc Congo.

Ngoài CMOC, nhiều công ty Trung Quốc khác như Huayou Cobalt, Chengtun Mining hay Tập đoàn Khai thác Kim loại màu thuộc sở hữu nhà nước nắm trong tay lượng lớn dự trữ đồng và coban ở Congo.

Congo hiện là quốc gia có trữ lượng coban lớn nhất thế giới. Đây là thành phần thiết yếu để sản xuất pin cho xe điện, smartphone hoặc máy tính xách tay.

Chuoi cung ung khoang san cua My bi de doa anh 1

Congo là quốc gia có trữ lượng coban, nguyên liệu chế tạo pin, lớn nhất thế giới. Ảnh: AP.

Trước nhu cầu lớn về pin xe điện và xu hướng kim loại tăng giá, Congo đang trở thành tâm điểm đón nhận các khoản đầu tư của Trung Quốc tại châu Phi.

Từ Congo, Zambia, Zimbabwe, Ghana, Guinea và Ethiopia, các công ty Trung Quốc đang bơm hàng tỷ USD vào hoạt động khai thác khoáng sản để đẩy mạnh ngành công nghiệp sản xuất pin ôtô điện, vũ khí quân sự, chế tạo máy móc và các thiết bị điện tử khác.

Theo Trung tâm Sáng kiến ​​Nghiên cứu Châu Phi Trung Quốc và Trung tâm Chính sách Phát triển Toàn cầu của Đại học Boston, suốt hai thập kỷ qua, ngành khai khoáng ở châu Phi đứng thứ 3 về thu hút khoản vay của Trung Quốc, dẫn đầu là 2 lĩnh vực vận tải và năng lượng.

Từ năm 2000-2019, Trung Quốc đã ứng trước 12 khoản vay trị giá 18,4 tỷ USD cho hoạt động khai thác ở châu Phi, tập trung chủ yếu tại Angola (17,6 tỷ USD), đặc biệt ở lĩnh vực dầu thô.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đang đa dạng hóa nguồn cung quặng sắt. Ngoài Australia, vốn là nguồn cung cấp khoảng 60% lượng quặng sắt nhập khẩu và nhưng kim loại quan trọng khác, các công ty Trung Quốc đang đầu tư vào ngành công nghiệp ngoại vi ở châu Phi, bao gồm dự trữ quặng sắt khổng lồ ở Simandou, Guinea.

Khu vực châu Phi cận Sahara còn có các nguồn quặng sắt thay thế lớn như ở Liberia, Mauritania, Sierra Leone và Nam Phi.

Chuoi cung ung khoang san cua My bi de doa anh 2

Trung Quốc đang đẩy mạnh đầu tư ngành khai khoáng ở châu Phi. Ảnh: AFP.

Theo các nhà phân tích, giới chức Washington đang lo ngại việc Trung Quốc siết chặt hoạt động khai thác khoáng sản quý hiếm và các kim loại quan trọng khác có thể dẫn đến gián đoạn chuỗi cung ứng.

Yun Sun - Giám đốc Chương trình Trung Quốc tại Trung tâm Stimson ở Washington - cho biết xu hướng đầu tư vào lĩnh vực khai khoáng ở châu Phi của Trung Quốc liên quan nhiều hơn đến kinh tế thay vì địa chính trị. Quốc gia này đang cố phá thế độc quyền khai khoáng lâu năm của Australia hay Canada.

Theo Jacqueline Musiitwa - luật sư quốc tế có kinh nghiệm trong lĩnh vực khai thác tại Johannesburg, đồng thời là Chủ tịch ủy ban năng lượng và tài nguyên thiên nhiên của Hiệp hội luật sư bang New York - việc đầu tư vào lĩnh vực khai thác uranium ở Namibia hay đồng và coban ở Congo sẽ giúp Trung Quốc tiếp tục các dự án dài hạn tại châu Phi.

Bà đồng thời cho biết Mỹ đang nỗ lực đầu tư vào chuỗi cung ứng khoảng sản quan trọng trong nước. “Dịch Covid-19 đã cho thấy việc phụ thuộc vào chuỗi cung ứng để lại nhiều rủi ro. Chi phí sản xuất ôtô và các thiết bị điện tử tăng cao sẽ giúp các quốc gia khác bứt tốc”, Musiitwa nhận định.

Aubrey Hruby - thành viên cấp cao tại Hội đồng Đại Tây Dương - thì bày tỏ sự lo ngại đối với chuỗi giá trị để sản xuất pin lithium.

Trước tiểu ban quan hệ đối ngoại của Thượng viện Mỹ về chính sách y tế và châu Phi, bà cho rằng châu Phi là nguồn cung cấp thành phần sản xuất pin quan trọng. Do đó, việc Trung Quốc thống trị chuỗi cung ứng sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Mỹ trong lĩnh vực xe điện và kinh tế xanh.

“Để chuyển các chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang Mỹ và EU, chúng ta cần tạo ra một chuỗi giá trị tam giác nhằm kết hợp giá trị của châu Phi với các nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng”, Hruby nói.

Các ổ dịch Covid-19 mới cản đường phục hồi của kinh tế Trung Quốc

Các ổ dịch mới xuất hiện tại Trung Quốc khi một số động lực tăng trưởng kinh tế mất đà, tiêu dùng nội địa cũng chật vật để phục hồi hoàn toàn. 

Ngọc Phương Linh

Bạn có thể quan tâm