Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc 'bơm tiền' cứu EU

Trung Quốc đã sẵn sàng bơm tiền cứu trợ khu vực đồng tiền chung châu Âu Euro, nhưng phạm vi can thiệp của Bắc Kinh tùy thuộc vào việc các nhà lãnh đạo EU đáp ứng như thế nào các điều kiện do nước này đưa ra.

Trung Quốc 'bơm tiền' cứu EU

Trung Quốc đã sẵn sàng bơm tiền cứu trợ khu vực đồng tiền chung châu Âu Euro, nhưng phạm vi can thiệp của Bắc Kinh tùy thuộc vào việc các nhà lãnh đạo EU đáp ứng như thế nào các điều kiện do nước này đưa ra.

>>Kinh tế toàn cầu đang ở giai đoạn nguy hiểm mới

Thông tin trên được hai cố vấn cấp cao chính phủ Trung Quốc chia sẻ với tờ Thời báo Tài Chính. Theo đó, Trung Quốc hỗ trợ như thế nào phụ thuộc nhiều vào khoản đóng góp của các nước khác cũng như các điều kiện nhằm đảm bảo cho phía Bắc Kinh không phải chịu rủi ro khi đầu tư.

Trị trường tài chính đã có vài giờ phục hồi sau khi lãnh đạo EU đạt được thỏa thuận nhằm cứu khu vực đồng tiền chung châu Âu. Theo đó, 50% số nợ của chính phủ Hi Lạp, tương đương 100 tỉ Euro, sẽ được xóa bỏ, đồng thời cho chính phủ nước này vay khoản tiền tương đương cho tới năm 2014 để phục hồi nền kinh tế. Ngoài ra, EU cũng tiến hành các biện pháp nhằm tăng cường ngân sách cho quỹ giải cứu, được gọi là Quỹ Ổn định Tài chính Châu Âu (EFSF).

Trung Quốc 'bơm tiền' cứu EU

Trung Quốc là chìa khóa để cứu EU.

Tuy nhiên, các thành viên Liên minh châu Âu không đủ tiềm lực tài chính để đẩy mạnh quỹ này, vì thế lãnh đạo EU kêu gọi tiền đầu tư từ các quốc gia bên ngoài khối, trong đó có Nga và Trung Quốc.

Theo Giáo sư Li Daokui, cố vấn cấp cao thuộc Ủy ban chính sách và tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc: “Giúp châu Âu sẽ mang lại cho Trung Quốc những lợi ích lâu dài, vì họ là đối tác thương mại lớn nhất của chúng tôi. Tuy nhiên, lãnh đạo Trung Quốc đang phải tìm cách giải thích để nhận được sự đồng thuận của người dân. Điều cuối cùng, Trung Quốc muốn đầu tư khoản tiền vốn bị coi là 'nguồn tiền câm' của đất nước để sinh lời”.

Vị giáo sư này cho biết thêm, Bắc Kinh có thể sẽ yêu cầu các nhà lãnh đạo châu Âu không chỉ trích chính sách tiền tệ của Trung Quốc, điều vốn luôn gây ra căng thẳng giữa nước này và các đối tác.

Hãng tin CNN đăng tải nhận định, với khoản dự trữ ngoại hối đạt 3.200 tỉ USD, mà 1/4 trong số đó nằm dưới dạng tiền Euro, việc đóng góp 50 tới 100 tỉ USD vào quỹ cứu trợ EFSF của EU là việc "không phải bàn nếu như Bắc Kinh đạt được điều kiện mình mong muốn".

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy hoan nghênh ý định muốn đầu tư của Trung Quốc. Trong khi đó, Klaus Regling - người đứng đầu EFSF - đã có chuyến công du tới Bắc Kinh để bàn thảo với các nhà lãnh đạo Trung Quốc về khoản tiền mà nước này muốn đóng góp.

Trịnh Duy

Theo Bưu điện Việt Nam

Theo Bưu điện Việt Nam

Bạn có thể quan tâm