Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung - Nhật so kè về năng lực tàu ngầm tại vùng biển châu Á

​Trung Quốc và Nhật Bản đang cạnh tranh về sức mạnh quân sự dưới lòng đại dương, trong lúc Thủ tướng Shinzo Abe có chuyến thăm hiếm có tới Bắc Kinh vào tuần tới.

Theo Nikkei Asian Review, Trung Quốc và Nhật Bản đang mở rộng phạm vi chiến đấu của tàu ngầm tại vùng Biển Đông và Biển Nhật Bản nhằm cạnh tranh về thế lực quân sự. Tháng 9, Tokyo lần đầu tiên công bố kế hoạch tập trận dưới bề mặt Biển Đông. Động thái này nhằm đáp lại việc Bắc Kinh cùng Nga tham gia diễn tập tại Biển Nhật Bản hồi năm ngoái. 

Tháng trước, các chuyên gia quân sự Nhật Bản cũng theo dõi sát sao hoạt động của 28 tàu Nga tiến vào Biển Nhật Bản. Sự hiện diện của một con tàu khiến họ đặc biệt chú ý: Tàu tìm kiếm và cứu hộ Igor Belousov được thiết kế để hỗ trợ tàu ngầm gặp nạn. 

Trung Quoc Nhat Ban dau da the luc tau ngam anh 1
Tàu ngầm Nhật Bản tập trận tại Biển Đông hồi tháng 9. Ảnh: Kyodo

Trung Quốc cử tàu ngầm đến Biển Nhật Bản?

Công tác cứu hộ tàu ngầm là lĩnh vực đang được Trung Quốc cải thiện vì quốc gia này đang tụt hậu so với Hải quân Mỹ và Lực lượng Tự vệ Hàng hải Nhật Bản. 

"Có thể quân đội Trung Quốc đã cử tàu ngầm đến Biển Nhật Bản để tập luyện với Nga hoặc họ sẽ làm như vậy trong tương lai", một nguồn tin thân cận với lực lượng an ninh quốc gia Nhật Bản cho biết. Cùng lúc đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang chuẩn bị đến thăm Bắc Kinh vào tuần tới. 

Sau khi bị hủy lời mời tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) hồi đầu năm nay, Trung Quốc đang tìm cách học hỏi kỹ thuật giải cứu tàu ngầm từ các nước khác và Nga là một đối tác tự nhiên. Cuối tháng 9, Bắc Kinh đã tham gia Vostok 2018, cuộc tập trận lớn nhất của Moscow từ thời Liên Xô. Khoảng 3.000 quân cùng với 900 phương tiện quân sự của Trung Quốc được cử đến vùng Siberia. 

Thời điểm Nga tập trận hải quân ở Biển Nhật Bản hồi tháng 9/2017, Trung Quốc đã điều tàu tìm kiếm và cứu hộ tàu ngầm cùng tham gia. Vì vậy, các chuyên gia có cơ sở để tin rằng Bắc Kinh có thể đã thực hiện điều tương tự trong cuộc diễn tập chung gần nhất. 

Trung Quoc Nhat Ban dau da the luc tau ngam anh 2
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chuẩn bị đến Bắc Kinh vào tuần sau. Ảnh: Xinhua.

Cuộc so kè về lượng và chất

Trong khi hệ thống hàng không mẫu hạm và chiến đấu cơ tàng hình của Trung Quốc thu hút nhiều sự chú ý nhất, chiến lược tập trận gần đây của Bắc Kinh được cho là tập trung vào tàu ngầm. 

Trung Quốc đang phát triển năng lực chiến đấu của tàu sân bay, nhưng cũng mong muốn nâng cao khả năng của tàu ngầm hộ tống. Vì vậy, Trung Quốc có thể đã "nhờ vả" Nga. 

Về quy mô, hạm đội của Trung Quốc có đến 60 tàu ngầm, trong khi Nhật Bản chỉ có 22. Tuy nhiên, Nhật Bản được cho là đang dẫn đầu về khả năng vận hành tàu và giữ bí mật cho các chuyến đi. 

Lực lượng Tự vệ Hàng hải Nhật Bản có thể phát hiện tàu ngầm đi qua các eo biển lân cận với độ chính xác cao. Tuy nhiên, Tokyo hiếm khi phô trương và thường giữ bí mật về năng lực này.

Trung Quoc Nhat Ban dau da the luc tau ngam anh 3
Vùng Biển Nhật Bản. Bản đồ: Google Maps.

Việc Nhật Bản công khai cuộc diễn tập tàu ngầm tại Biển Đông được đánh giá là một động thái bất thường. Tokyo đang muốn gửi thông điệp đến Bắc Kinh và các quốc gia láng giềng: Tàu ngầm của Trung Quốc sẽ không có kết cục tốt đẹp nếu xung đột nổ ra ở vùng biển tranh chấp. 

Cùng lúc đó, Nhật Bản dường như muốn chứng minh với Mỹ rằng quốc gia này có thể đóng vai trò trong chiến dịch ngăn chặn tàu ngầm Trung Quốc tại Biển Đông. 

Quân đội Trung Quốc từ lâu đã dựa vào số lượng để bù lại thiếu sót về chất lượng. Điều này đồng nghĩa với việc hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc có thể gia tăng quy mô. Theo Nikkei, Hải quân Trung Quốc đang tìm cách triển khai  một lượng lớn tàu ngầm không người lái, điều này buộc Nhật Bản tập trung phát triển cả lượng lẫn chất nếu muốn cạnh tranh với Trung Quốc. 

Hình ảnh tàu sân bay tự sản xuất đầu tiên của Trung Quốc chạy thử Tàu sân bay Type-001A do Trung Quốc tự sản xuất đã được chạy thử nghiệm hôm 13/5. Cùng với Liêu Ninh, Type-001A thể hiện tham vọng hàng hải ngày càng mạnh mẽ của Bắc Kinh.

40 năm ký Hiệp ước Hòa bình, quan hệ Trung - Nhật có còn như xưa?

Nếu những cuộc đàm phán được tiến hành theo đúng kế hoạch, Bắc Kinh và Tokyo dự kiến sẽ ký thông cáo chính thức đánh dấu 4 thập kỷ hòa bình giữa hai nước.

Đằng sau động thái chìa cành olive của Trung Quốc với Nhật

Ngoại trưởng Vương Nghị dẫn đầu phái đoàn dự hội đàm kinh tế cấp cao với Nhật Bản, động thái cho thấy Trung Quốc đang khẩn trương chuẩn bị cho những biến động sắp tới.


Chi Mai (theo Nikkei Asian Review)

Bạn có thể quan tâm